Hợp đồng điện tử là một trong những loại hợp đồng đang được lựa chọn để thực hiện các giao kết trên nhiều lĩnh vực. Vây, Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam được ghi nhận ra sao?
Mục lục bài viết
1. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam:
Nhu cầu giao kết hợp đồng diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau và pháp luật cho phép các bên lựa chọn hình thức giao kết thuận lợi nhất trong đó có việc giao kết hợp đồng điện tử. Theo quy định tại Điều 34 Luật Giao dịch điện tử năm 2023 thì hợp đồng điện tử được giao kết hoặc thực hiện thông qua sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động với người hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau và hoàn toàn không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể cho các hệ thống thông tin tự động thực hiện vào hợp đồng.
Hiện nay, theo quy định thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ sẽ được thực hiện hoạt động này trong những lĩnh vực thuộc phạm vi, nhiệm vụ,quyền hạn được phân công phù hợp với điều kiện thực tiễn. Có thể thấy hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam vẫn được công nhận giá trị pháp lý giống như hợp đồng văn bản thông thường cho dù không có sự can thiệp của con người và từng hành động cụ thể hay và hợp đồng mà các bên tiến hành giao kết.
Bên cạnh đó, một trong các bên lựa chọn hình thức sau kết hợp đồng điện tử để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng hiện tử hoàn toàn được pháp luật cho phép. Về bản chất, ký kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng những thông tin dữ liệu đã tiến hành giao kết hợp đồng. Việc đề nghị giao kết hợp chấp nhận giao kết hợp đồng điện tử có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Theo ghi nhận tại Điều 8 của Luật giao dịch điện từ năm 2023 thì giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu được khẳng định là không bị phủ nhận giá trị chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.
Có thể thấy, cá nhân khi tiến hành giao kết hợp đồng điện tử thông qua thông điệp dữ liệu hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của loại hợp đồng này. Hợp đồng điện tử vẫn có giá trị trong việc ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa các bên cũng như là cơ sở để giải quyết những tranh chấp nếu có xảy ra.
2. Hợp đồng điện tử để đảm bảo tính pháp lý cần có điều kiện gì?
Như đã biết, hợp đồng được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử vẫn được thừa nhận và có thể được sử dụng làm bằng chứng trong trường hợp một bên không tuân thủ đúng quy định đã thỏa thuận. Hiện nay, theo quy định của
Và để đảm bảo được tính pháp lý của hợp đồng điện tử thì loại hợp đồng này phải đảm bảo những điều kiện như sau:
– Thứ nhất, phải có đầy đủ các chữ ký của chủ thể tham gia:
Đối với việc ký kết hợp đồng bằng văn bản thì các bên trực tiếp tiến hành ký trên mẫu văn bản bằng hợp đồng. Trường hợp ký kết hợp đồng điện tử thì các bên cũng phải đảm bảo có đầy đủ chữ ký số từ các bên tham gia như một sự chứng thực về việc chấp thuận các điều khoản cũng như xác nhận lại trách nhiệm của mình đối với việc ký kết hợp đồng. Đối với hợp đồng giữa các tổ chức phải có sự xuất hiện có chữ ký số từ tất cả các bên tham gia trong hợp đồng. Nếu sự giao kết được thực hiện giữa tổ chức và cá nhân thì phải có ít nhất một chữ ký số từ tổ chức và một chữ ký số từ cá nhân ( Vấn đề này các bên có thể tự thỏa thuận với nhau);
– Thứ hai, đảm bảo sự toàn vẹn, thống nhất nội dung trong hợp đồng điện tử khi đã ký kết:
Hợp đồng điện tử khi được ký kết phải đảm bảo được tính thống nhất và toàn vẹn một khi các bên đã hoàn tất về việc ký số thì sẽ không thể nào tự ý điều chỉnh nội dung hoặc điều khoản đã ghi nhận. Những nội dung liên quan đến hợp đồng quá trình tham gia cũng như quyền trách nhiệm của các bên sẽ được ghi nhận và lưu trữ bởi phần mềm ghi số điện tử chính vì vậy mọi sự sửa đổi hoặc thay đổi nội dung hợp đồng thì đều có bản ghi trong hệ thống. Hiện nay hợp đồng điện tử khi được ký kết sẽ có mức độ bảo mật tối ưu từ bên trong ra ngoài và có những biện pháp phòng ngừa đối với hoạt động tấn công mạng. Hệ thống lưu trữ cũng được đảm bảo để hỗ trợ cho quá trình lưu giữ và tránh mất mát dữ liệu;
– Thẩm quyền của người ký số: Việc các bên tiến hành giao kết hợp đồng với nhau thông thường chữ ký số của người ký hợp đồng và chữ ký số của doanh nghiệp hoặc tổ chức là hai yếu tố quan trọng để xác thực hợp đồng điện tử đã được ký đúng pháp nhân. Chữ ký số của người ký hợp đồng là chữ ký của người đại diện theo pháp luật, là người đại diện cho doanh nghiệp/ tổ chức tham gia giao kết hợp đồng. Các bên khi tiến hành tham gia kỳ kết hợp đồng cần lưu ý ký điện tử chính xác trên hợp đồng đã tiến hành giao kết.
– Vấn đề liên quan đến chứng thư số được cấp bởi đơn vị được cấp phép, và phải còn hiệu lực tại thời điểm thực hiện ký kết.
Khi sử dụng chữ ký điện tử tiến hành giao kết phải tuân theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, cũng như nằm trong sự điều chỉnh của Luật giao dịch điện tử năm 2023, bên cạnh đó tại Thông tư 41/2017/NĐ-CP quy định về hiệu lực của chứng thư số thì chứng từ số trên hợp đồng phải được sử dụng tại thời điểm tiến thành ký kết hợp đồng và trạng thái của chứng thư số là phải còn hoạt động tại thời điểm ký số.
3. Pháp luật quy định thế nào về nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử:
Hợp đồng điện tử trở thành một trong những phương thức tiến hành giao kết hợp đồng được các bên lựa chọn bởi có nhiều những ưu điểm mà lại hình thức giao dịch này đem đến. Tuy nhiên, khi tiến hành ký kết hợp đồng điện tử các bên cũng phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc đã giao kết và trong quá trình thực hiện. Nội dung này đã được ghi nhận tại Điều 36 Luật giao dịch điện tử năm 2023, Theo đó nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử được ghi nhận với các nội dung như:
– Thứ nhất, các bên hoàn toàn có thể tự thỏa thuận với nhau về việc sử dụng thông điệp dữ liệu, phương tiện điện tử một phần hoặc toàn bộ trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.
– Thứ hai, đối với trường hợp có yêu cầu về kỹ thuật thì khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử các bên hoàn toàn có quyền thỏa thuận về vấn đề này cũng như điều kiện đảm bảo tính bảo mật có liên quan đến pháp luật điện tử đó;
– Thứ ba, cho dù các bên thực hiện giao kết hợp đồng bằng bất kỳ hình thức nào bao gồm cả việc giao kết thực hiện hợp đồng điện tử cũng phải tuân thủ theo quy định của Luật giao dịch điện tử năm 2023, các quy định của pháp luật liên quan đến hợp đồng và các quyết định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, để có thể đảm bảo được giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử thì các bên cần tuân thủ những nguyên tắc khi tiến hành giao kết vật thực hiện hợp đồng mặt nội dung và hình thức và chữ ký số cũng phải tuân thủ thì hợp đồng này mới được công nhận.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Luật Giao dịch điện tử năm 2023.