Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính.
Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính.
Tóm tắt câu hỏi:
cô,chú cho cháu hỏi. Cháu có vi phạm lỗi như sau – cháu điều khiển xe supper cup 50 dành cho học sinh trong đoạn đường tham gia giao thông hai người không đội mũ bảo hiểm và đã bị các chú cảnh sát giao thông bắt và lập biên bản. Cháu có khai tên của người khác vào biên bản. Vậy bây giờ nếu cháu lên nộp phạt hành chính có được không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Điều 57 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012:
"1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.
Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ."
Như trong trường hợp trên, hành vi vi phạm hành chính đã được lập thành biên bản. Do đó, người có thẩm quyền có nhiệm vụ lập hồ sở xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm của bạn. Trong quá trình lập hồ sở xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền lập hồ sở xử phạt vi phạm hành chính phải thu thập các thông tin và tình tiết một cách chính xác và chân thực nhất để đảm bảo việc xử phạt được tiến hành đúng pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, người vi phạm đã cung cấp một thông tin không chính xác. Theo quy định tại Điều 12 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, các hành vi sau đây sẽ bị nghiêm cấm:
"1. Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính.
2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
3. Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính.
4. Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
5. Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng quy định tại Luật này.
6. Áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính.
7. Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính.
8. Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
9. Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
10. Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
11. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xử phạt vi phạm hành chính, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.
12. Chống đối, trốn tránh, trì hoãn hoặc cản trở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính."
Theo khoản 10 Điều 12 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, hành vi làm sai lệch hồ sở xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể trong trường hợp này là hành vi cung cấp sai thông tin về tên người thực hiện hành vi vi phạm hành chính, là hành vi bị nghiêm cấm thực hiệm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có quy định nào cụ thể về hình thức xử phạt đối với hành vi trên.
Về vấn đề nộp tiền phạt, theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012:
"Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp."
Cá nhân bị xử phạt phải thực hiện nghĩa vụ nộp phạt theo yêu cầu trong quyết định xử phạt của cơ quann ra ra quyết định xử phạt. Theo quy định của pháp luật, không quy định trực tiếp người bị xử phạt vi phạm hành chính phải nộp tiền phạt. Do đó, người có nghĩa vụ nộp phạt có thể ủy quyền cho một người khác thực hiện việc nộp phạt thay cho mình. Khi đi nộp phạt, người được ủy quyền phải mang đầy đủ các giấy tờ liên quan đến việc nộp phạt, giấy ủy quyền thực hiện nộp phạt và chứng minh thư nhân dân của mình.