Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Luật Chứng khoán » ESG là gì? Xu hướng đầu tư vào các mã cổ phiếu xanh ESG?

Luật Chứng khoán

ESG là gì? Xu hướng đầu tư vào các mã cổ phiếu xanh ESG?

  • 09/01/202309/01/2023
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    09/01/2023
    Luật Chứng khoán
    0

    Hiện nay, các nhà đầu tư đang có xu hướng đầu tư vào các mã cổ phiếu xanh ESG. Vậy ESG là gì? Xu hướng đầu tư vào các mã cổ phiếu xanh ESG như thế nào? Nếu bạn cũng quan tâm vấn đề này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!

    Mục lục bài viết

    • 1 1. ESG là gì?
    • 2 2. Nội dung 3 khía cạnh ESG:
      • 2.1 2.1 Môi trường:
      • 2.2 2.2 Xã hội:
      • 2.3 2.3. Quản trị doanh nghiệp:
    • 3 3. Xu hướng đầu tư vào các mã cổ phiếu xanh ESG:
    • 4 4. Vì sao nhà đầu tư nên chọn những doanh nghiệp thực hành tốt ESG?
    • 5 5. Doanh nghiệp ESG tiêu biểu ở Việt Nam:

    1. ESG là gì?

    ESG là cụm từ viết tắt bởi E-Environmental (Môi trường); S-Social (Xã hội) và G-Governance (Quản trị doanh nghiệp), đây là một bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng.

    Tiêu chuẩn này nhằm đo lường hiệu quả hoạt động của công ty mà các nhà đầu tư có trách nhiệm với xã hội sử dụng để sàng lọc các khoản đầu tư tiềm năng.

    2. Nội dung 3 khía cạnh ESG:

    2.1 Môi trường:

    Khía cạnh đầu tiên trong ESG là E – Environmental, đo lường mức độ doanh nghiệp tác động đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong suốt quá trình sản xuất, vận hành, quản lý… Cụ thể, tổ chức sẽ được xem xét về:

    Biến đổi khí hậu:

    Tiêu chí biến đổi khí hậu sẽ được đánh giá dựa trên các cam kết quốc tế và trong nước, chính sách quốc gia và quy định tại địa phương đó. Đối với Việt Nam, tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã công bố cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu như sau:

    – Đặt mục tiêu tổng lượng phát thải quốc gia giảm 43,5% vào năm 2030, và không phát thải carbon vào năm 2050.

    – Giảm phát thải mêtan ít nhất 30% vào 2020, 40% vào năm 2030.

    Với vai trò tiên phong trong việc tạo ra các chính sách ESG, chính phủ sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt có động lực và cơ sở rõ ràng hơn khi nỗ lực đạt được các cam kết liên quan đến mục tiêu ESG.

    Năng lượng:

    Doanh nghiệp thực hiện ESG phải đảm bảo khai thác và sử dụng nguồn năng hiệu quả. Bên cạnh việc tối ưu, các năng lượng thay thế mang tính vô hạn được khuyến khích như năng lượng mặt trời, gió tự nhiên… Điều này sẽ giúp môi trường tránh tình trạng cạn kiệt năng lượng, tổ chức cũng có thể hoạt động mọi lúc mà không phụ thuộc vào các nguồn bị giới hạn, thúc tiến quy trình sản xuất.

    Tài nguyên thiên nhiên:

    Tài nguyên thiên nhiên ở đây bao gồm đất, nước, cây xanh, khoáng sản, không khí… Để đạt điểm ESG cao ở mục này, doanh nghiệp phải đảm bảo đã có đầy đủ giấy tờ cấp phép khi sử dụng bất kỳ nguồn tài nguyên nào. Ngoài ra, nhiều tổ chức cũng ghi điểm khi chủ động/góp phần cải tạo, khôi phục các khu vực bị ô nhiễm.

    Đặc biệt, thay vì giảm thiểu, một bộ phận doanh nghiệp sinh trưởng trong thời đại 4.0 cũng nghiên cứu và triển khai các loại công nghệ mới có thể tự tạo ra tài nguyên, mà hoàn toàn không cần tác động đến môi trường.

    Xử lý và tái chế chất thải:

    Để xử lý chất thải đạt chuẩn ESG, doanh nghiệp cần thống kê, lên danh sách chi tiết loại và khối lượng chất thải nguy hiểm. Sau đó tiến hành thu gom, phân loại chúng và trữ một nơi riêng đảm bảo không gây ô nhiễm. Dựa trên các chính sách, tổ chức có thể di chuyển và đem chúng đến nơi xử lý thích hợp như được cấp phép. Nếu được, công ty có thể tái chế, tái sử dụng để giảm chất thải ra môi trường, tối ưu hóa năng lượng.

    Các doanh nghiệp có thể tự mình sáng chế, hoặc dùng các dịch vụ tái chế để đảm bảo chất thải được xử lý đúng cách. Một số chất có tỉ lệ và thông số kỹ thuật được, thậm chí được quy định theo luật.

    2.2 Xã hội:

    Khía cạnh thứ hai trong ESG là Social, giúp các doanh nghiệp đánh giá các yếu tố liên quan đến xã hội như mối quan hệ kinh doanh của công ty với khách hàng, đối tác; điều kiện làm việc của nhân viên hay còn được gọi là luật Lao động ở Việt Nam.

    Quyền riêng tư và bảo mật:

    Đây là một tiêu chí quan trọng nhưng quy định về vấn đề này còn khá mới ở nước ta. Luật bảo mật ở Việt Nam hiện nay được áp dụng dựa trên Bộ luật Dân sự, An ninh mạng, Công nghệ thông tin…

    Để thực hiện ESG, các doanh nghiệp cần sự cho phép của chủ sở hữu trước khi thu thập, sử dụng hoặc làm bất cứ điều gì với dữ liệu của họ. Đặc biệt tuyệt đối không được tiết lộ thông tin cá nhân, và phải cam kết có các biện pháp bảo vệ dữ liệu.

    Tính đa dạng, công bằng và hòa nhập:

    Pháp luật lao động sẽ là cơ sở để đánh giá điểm ESG ở mục này. Theo luật, các tổ chức không được phân biệt đối xử với nhân viên dù họ có giới tính, màu da, chủng tộc, tôn giáo, hay ở bất cứ tầng lớp xã hội, tổ chức nào. Dù là nhân sự nam hay nhân sự nữ đều cần đối xử công bằng về mọi mặt: công việc, cơ hội thăng tiến, lương thưởng…

    Môi trường làm việc an toàn:

    Nơi làm việc phải đảm bảo độ an toàn lao động và sức khỏe. ESG nghiêm cấm các trường hợp ép buộc lao động, ngược đãi, bóc lột, quấy rối… Tất nhiên tiêu chuẩn cũng khắt khe trong việc sử dụng nhân lực dưới 18 tuổi, tổ chức cần thực hiện đúng giờ giấc cũng như tính chất công việc được luật lao động cho phép.

    Điều kiện làm việc:

    ESG sẽ dựa theo những quy định trong luật pháp Việt Nam để xem xét điểm số cho doanh nghiệp như mức lương, giờ làm việc, khám sức khỏe, chính sách bảo hiểm…

    2.3. Quản trị doanh nghiệp:

    Khía cạnh cuối cùng của ESG là Governance, đánh giá các hoạt động của tổ chức nhằm đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch và tuân thủ các quy định trong kinh doanh.

    Công bố báo cáo ESG:

    Pháp luật Việt Nam quy định các doanh nghiệp thực hiện ESG phải công bố thông tin, kết quả hoạt động hằng năm như khai thác và tiêu thụ tài nguyên, chính sách lao động, báo cáo tài chính, đóng góp cho cộng đồng… Báo cáo này cần nộp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam và Sở Giao dịch chứng khoán một cách công khai.

    Chống hối lộ và tham nhũng:

    Việc chống hối lộ và tham nhũng là yếu tố rất được quan tâm trong quản trị, nó sẽ đánh giá theo quy định tại luật Phòng chống tham nhũng – luật Hình sự của Việt Nam.

    Tính đa dạng và hòa nhập của hội đồng quản trị:

    Tiêu chí này đánh giá sự đa dạng về nguồn gốc của các thành viên trong hội đồng quản trị về giới tính và lý lịch. Theo luật pháp Việt Nam, trong một số trường hợp còn buộc phải có hội động quản trị độc lập, ví dụ 1/5 thành viên hội đồng quản trị của công ty đại chúng chưa niêm yết phải độc lập.

    3. Xu hướng đầu tư vào các mã cổ phiếu xanh ESG:

    Việc đầu tư vào các doanh nghiệp tuân thủ ESG hiện nay vẫn nhận được những ý kiến đa chiều. Trước đây, việc đầu tư vào ESG không được đánh giá quá cao so với lợi ích kinh tế. Chỉ đến khi dịch COVID-19 bùng phát, việc phát triển DN bền vững theo các tiêu chí ESG không còn là lựa chọn mà trở thành quyết định mang tính sống còn của DN.

    Có thể nói, chính đại dịch COVID-19 đã góp phần đẩy nhanh hơn xu hướng này, chiến lược đầu tư chuyển dịch sang các yếu tố ESG nhiều hơn so với các chỉ tiêu tài chính truyền thống. Theo Financial Times, bất chấp nhiều người vẫn đang “bán tín bán nghi” về ESG thì dòng tiền đổ vào các DN tuân thủ ESG nhiều hơn bao giờ hết. Ông Carsten Stendevad, Giám đốc đầu tư phát triển bền vững Quỹ Bridgewater Associates cho rằng: “Tham vọng xanh giờ đây đồng bộ với tham vọng an ninh quốc gia, đảm bảo chủ quyền năng lượng, động lực này sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo”.

    Theo CME Group, khi hệ sinh thái ESG phát triển, số lượng nhà đầu tư, các khoản đầu tư vào ESG phải theo kịp tốc độ. Điều này cho thấy, các DN lấy tiêu chuẩn ESG làm giá trị cốt lõi trong hoạt động kinh doanh đang được giới đầu tư rót mạnh tiền đầu tư.

    4. Vì sao nhà đầu tư nên chọn những doanh nghiệp thực hành tốt ESG?

    Dự trên báo cáo của CME vào tháng 10/2022, nhu cầu đầu tư vào các doanh nghiệp tuân thủ ESG liên tục tăng trưởng, lập kỉ lục qua các con số. Khối lượng trung bình hàng ngày của hợp đồng tương lai E-mini S&P 500 ESG chinh phục kỷ lục 2.760 hợp đồng trong tháng 9/2022, tăng 326% so với tháng 8. Kể từ khi ra mắt, hợp đồng tương lai E-mini S&P 500 ESG đã nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư từ hơn 30 quốc gia. Ra mắt hơn một năm trước, hợp đồng tương lai E-mini S&P Europe 350 ESG cũng đã ghi dấu ấn với 3,6 nghìn hợp đồng.

    S&P 500 ESG là là một chỉ số cổ phiếu dựa trên các công ty quản lý tốt nhất hoạt động kinh doanh tuân thủ các nguyên tắc ESG, được phát triển dựa trên chỉ số “gốc” S&P 500.

    E-mini S&P 500 ESG là một hợp đồng tương lai được giao dịch điện tử, là một phần giá trị của hợp đồng tương lai tiêu chuẩn S&P 500 ESG.

    Những con số này cho thấy, những doanh nghiệp thực hành tốt ESG không còn bị đánh giá mơ hồ về giá trị mà đã được giới đầu tư hiện thực hóa giá trị bằng việc rót tiền đầu tư, coi doanh nghiệp ESG là khoản đầu tư sáng giá.

    Nhiều doanh nghiệp đã định hướng lại hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra giá trị bền vững từ môi trường, sự gắn kết của nhân viên, quan hệ đối tác đến tác động xã hội. Thước đo thành công của nhiều doanh nghiệp không chỉ nằm ở các chỉ tiêu tài chính nữa mà bao gồm cả các yếu tố ESG. Theo PwC, nhiều công ty trên thế giới được xếp hạng hàng đầu về chỉ số ESG và tạo ra lợi nhuận vững chắc cho nhà đầu tư như Ngân hàng Norges; các công ty công nghệ như Adobe, Salesforce và Microsoft; và các công ty hướng đến người tiêu dùng như Procter & Gamble và Best Buy…

    Do đó, các nhà đầu tư nên chọn những doanh nghiệp thực hành tốt ESG để đầu tư.

    5. Doanh nghiệp ESG tiêu biểu ở Việt Nam:

    Ở Việt Nam hiện nay đã có không ít doanh nghiệp bắt tay vào thực hành phát triền bền vững và đạt được nhiều thành tựu ban đầu như FPT, Vinfast, Vinamilk… FPT đã cung cấp giải pháp giúp chính quyền các địa phương phát triển kinh tế bền vững thông qua các chương trình chuyển đổi số. Hay hãng xe VinFast nhận được gói tài chính chống biến đổi khí hậu trị giá 135 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), hỗ trợ sản xuất xe buýt điện và mạng lưới trạm sạc tại Việt Nam. Những thành quả này chính là minh chứng cho thấy thực hành ESG tại các doanh nghiệp Việt đã gặt hái được nhiều thành công.

    Theo đánh giá của các chuyên gia, Vinamilk là một trong những doanh nghiệp thực hành ESG xuất sắc, các nỗ lực ESG của Vinamilk hiện nay đã cho thấy nhiều hiệu quả kinh tế.

    Mới đây, Vinamilk đã được mời chia sẻ kinh nghiệm xây dựng trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm tại Hội Nghị CSR & ESG Toàn Cầu 2022. Cụ thể, Vinamilk đã sớm quan tâm đến yếu tố Môi trường và tiến hành đầu tư hệ thống năng lượng tái tạo. Hoạt động này phát huy hiệu quả tiết kiệm chi phí năng lượng ở thời điểm hiện tại, trong bối cảnh giá năng lượng đang leo thang. Khi các nhà máy, trang trại được vận hành bằng nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng xanh, Vinamilk sẽ chung tay bảo vệ môi trường thông qua nguồn tài nguyên sẵn có, từ đó, hướng đến mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

    Bên cạnh đó, Vinamilk và Báo Tài nguyên và Môi trường cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc triển khai Hoạt động trồng cây để trung hòa carbon hướng đến Net Zero, tổng giá trị là 15 tỷ đồng. Đây cũng là dự án nhằm trong khuôn khổ Chương trình hành động hướng đến Net Zero 2050 của Vinamilk nhằm chung tay thực hiện mục tiêu đưa mức phát thải ròng về “0” mà Việt Nam cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm 2021 (COP 26).

    Ngoài ra, tư duy kinh tế tuần hoàn cũng được vận dụng tại các trang trại bò sữa có quy mô hàng ngàn con của doanh nghiệp này. Hệ thống biogas không những xử lý được phân bò, mà còn biến chất thải này thành “tài nguyên” như phân bón hữu cơ, khí đốt…, từ đó, giảm chi phí phân bón cho đất, điện cho trang trại. Ở bức tranh lớn hơn, các trang trại hoạt động và phát triển bền vững, hiệu quả, cũng giúp Vinamilk đảm bảo nguồn cung về nguyên liệu sữa tươi cho nhu cầu ngày một lớn. Hệ thống năng lượng mặt trời tại các trang trại Vinamilk giúp tiết kiệm đáng kể chi phí điện năng.

    Các chương trình cộng đồng xã hội nổi bật của Vinamilk như Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam, Quỹ 1 triệu cây xanh… đều được thực hiện xuyên suốt hơn chục năm, cho thấy sự kiên trì và bền bỉ trong các sứ mệnh vì cộng đồng.

    Những tương tác bên trong đối với người lao động cũng được đánh giá cao khi Vinamilk được biết đến như công ty có mức độ đãi ngộ với nhân viên vào hàng top tại Việt Nam và liên tục dẫn đầu các bảng xếp hạng nhà tuyển dụng tốt nhất Việt Nam của Career Builder và Anphabe.

    Không chỉ vậy, khía cạnh Quản trị doanh nghiệp cũng là yếu tố làm nên thương hiệu Vinamilk đối với nhiều nhà đầu tư. Trong Top 20 cổ phiếu xanh VNSI của HOSE, điểm G trong tổng điểm ESG của Vinamilk lên đến 96%, vượt xa trung bình ngành lẫn VN100.

    Theo đó, bộ máy quản trị tại Vinamilk gồm những lãnh đạo có trình độ, nhiều năm kinh nghiệm, hoạt động theo các chuẩn mực đạo đức cao, tổ chức phân cấp, phân nhiệm rõ ràng. Ban lãnh đạo không những điều hành được một doanh nghiệp có vốn hóa lớn bậc nhất thị trường chứng khoán Việt Nam mà còn giúp công ty quản trị toàn diện các vấn đề rủi ro, nắm bắt thị trường để kịp thời đưa ra những sự điều chỉnh linh động nhưng vẫn bám sát định hướng và mục tiêu dài hạn của công ty.

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Chứng khoán


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Hàng hóa của thị trường chứng khoán là gì? Lấy ví dụ cụ thể?

    Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam luôn có sự phát triển mạnh mẽ. Trên thị trường chứng khoán diễn ra sôi động các giao dịch mặt hàng hóa của thị trường chứng khoán. Vậy hàng hóa của thị trường chứng khoán là gì?

    Công ty chứng khoán bị thu hồi giấy phép hoạt động khi nào?

    Công ty chứng khoán là loại hình doanh nghiệp hoạt động với ngành nghề kinh doanh chứng khoán, thực hiện các hoạt động môi giới chứng khoán,... Trong quá trình hoạt động, có những trường hợp công ty sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động, cụ thể các trường hợp bị thu hồi như thế nào?

    Cổ phiếu hàng không là gì? Các mã chứng khoán hàng không?

    Cổ phiếu hàng không là một loại cổ phiếu tiềm năng, được đặt nhiều kỳ vọng trong thị trường chứng khoán tương lai. Vậy theo quy định thì cổ phiếu hàng không là gì? Các mã chứng khoán hàng không hiện nay bao gồm những loại nào? Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề này.

    Cổ phiếu bất động sản là gì? Các mã chứng khoán BĐS tốt?

    Cổ phiếu là một thị trường đầu tư khá mạo hiểm. Để tham gia và thu được lợi nhuận ở môi trường này, các nhà đầu tư cần tìm hiểu: Cổ phiếu bất động sản là gì? Các mã chứng khoán BĐS tốt?

    Chứng khoán là gì? Các loại chứng khoán? Có nên đầu tư?

    Chứng khoán là gì? Phân loại chứng khoán? Có nên đầu tư chứng khoán hay không?

    Cổ phiếu vận tải là gì? Các mã chứng khoán vận tải tiềm năng?

    Cổ phiếu vận tải là gì? Các mã chứng khoán vận tải tiềm năng? Danh sách các mã cổ phiếu vận tải? Tiềm năng của cổ phiếu vận tải - Logistics? Rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu vận tải?

    Bùng nổ theo đà là gì? Lưu ý về ngày bùng nổ theo đà FTD?

    Bùng nổ theo đà là gì? Mức tăng yêu cầu tối thiểu để được xem là ngày bùng nổ theo đà? Lưu ý về ngày bùng nổ theo đà FTD? Một số sai lầm thường gặp với ngày bùng nổ theo đà? Nên làm gì sau ngày bùng nổ theo đà?

    Các loại chứng khoán phái sinh? Cách chơi phái sinh VN30?

    Chứng khoán phái sinh là gì? Các loại chứng khoán phái sinh? Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh là như thế nào? Giá chứng khoán phái sinh trước 2 ngày đáo hạn? Giá chứng khoán phái sinh trong ngày giao dịch đầu tiên? Chứng khoán phái sinh VN30 là gì? Cách chơi phái sinh VN30?

    Cách tính ngày đáo hạn phái sinh? Lịch đáo hạn phái sinh?

    Đáo hạn phái sinh là gì? Lịch đáo hạn phái sinh? Xem trước ngày đáo hạn phái sinh? Khi đáo hạn phải sinh có giao dịch được không? Đáo hạn phái sinh có ảnh hưởng thị trường không? Tại sao ngày đáo hạn phái sinh thị trường giảm?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ