Hiện nay, hành vi lừa đảo ngày càng lan tràn với nhiều hình thức khác nhau và đòi hỏi người dân luôn phải nâng cao cảnh giác. Dưới đây là một số đường dây nóng, số điện thoại công an trình báo lừa đảo khi người dân có nhu cầu đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình.
Mục lục bài viết
1. Đường dây nóng, số điện thoại công an trình báo lừa đảo:
Hiện nay khi bị lừa đảo, người dân thường tìm số điện thoại và các đường dây nóng của cơ quan chính quyền để trình báo sự việc. Căn cứ theo quy định tại Điều 145 của
– Cơ quan điều tra, viện kiểm sát sẽ có trách nhiệm trong việc tiếp nhận tố giác và tiếp nhận tin báo về tội phạm, tiếp nhận kiến nghị khởi tố;
– Cơ quan và tổ chức khác sẽ có trách nhiệm trong việc tiếp nhận tố giác và tin báo về tội phạm.
Hiện nay, ngoài việc trình báo trực tiếp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì người bị hại có thể thông báo và trình báo về vấn đề lừa đảo thông qua đường dây nóng của các cơ quan chức năng. Dưới đây là một số đường dây nóng để người dân có thể tham khảo liên lạc trình báo về hành vi lừa đảo của các đối, cụ thể như sau:
– Đường dây nóng 113 và trang facebook của Công an thành phố Hà Nội.
– Đường dây nóng Phòng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao là 069.219.4053;
– Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.
– Đối với người dân tại thành phố Hồ Chí Minh thì sẽ gọi đến số điện thoại đường dây nóng 0693187200.
2. Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Dưới đây là một số bước để có thể lấy lại tiền khi bị lừa đảo, như sau:
Bước 1: khi phát hiện ra hành vi lừa đảo thì bị hại cần phải chuẩn bị đầy đủ các bằng chứng chứng cứ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cần phải thu thập đầy đủ các bằng chứng rõ ràng và cụ thể nhất phản ánh đầy đủ được hành vi vi phạm ví dụ như tin nhắn, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng lừa đảo, lịch sử giao dịch biên lai, hoặc hóa đơn giao dịch thành công … hoặc một số bằng chứng khác ví dụ như video, hình ảnh chứng minh, hoặc đoạn hội thoại ghi âm …
Bước 2: Sau khi chuẩn bị đầy đủ bằng chứng chứng cứ nêu trên thì sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ tố cáo để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhìn chung thì thành phần hồ sơ tố cáo sẽ bao gồm những loại giấy tờ cơ bản sau:
– Đơn tố cáo lừa đảo theo mẫu do pháp luật quy định;
– Đơn trình báo sự việc lên cơ quan công an;
– Bằng chứng chứng cứ đã thu thập được trên thực tế;
– Giấy tờ tùy thân của người tố cáo.
Bước 3: Sau đó gửi hồ sơ đến cơ quan công an có thẩm quyền. Xét thấy đầy đủ hồ sơ thì cơ quan tiếp nhận sẽ xử lý hồ sơ. Nếu thiếu giấy tờ thì sẽ yêu cầu bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện nay được ghi nhận tại Điều 174 của
– Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của chủ tài sản thì hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi nhận tài sản từ người bị lừa dối. Vì đã tin vào thông tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã giao nhầm tài sản. Khi nhận được tài sản cũng là lúc người phạm tội lừa đảo đã làm chủ được tài sản định chiếm đoạt và người bị lừa dối đã mất khả năng làm chủ tài sản đó trên thực tế. Ở thời điểm này, hành vi phạm tội đã thoả mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm và do vậy tội phạm được xác định là tội phạm hoàn thành;
– Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang ở trong sự chiếm hữu của người phạm tội thì hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi giữ lại tài sản đáng lẽ phải giao cho người bị lừa dối. Vì đã tin vào thông tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã nhận nhầm tài sản (nhận thiếu, nhận sai loại tài sản được nhận) hoặc không nhận. Khi người bị lừa dối nhận nhầm hoặc không nhận tài sản cũng là lúc người phạm tội lừa đảo đã làm chủ được tài sản bị chiếm đoạt và người bị lừa dối đã mất tài sản đó. Ở thời điểm này, hành vi phạm tội đã thoả mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm và do vậy tội phạm được xác định là tội phạm hoàn thành. Thông thường hành vi chiếm đoạt tài sản xảy ra kế tiếp ngay sau hành vi lừa dối. Nhưng cũng có trường hợp giữa hai hành vi này có khoảng cách nhất định về thời gian. Ở đây cần chú ý tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ coi là hoàn thành khi hành vi chiếm đoạt đã xảy ra.
Theo đó, điều luật quy định 04 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung. Khung hình phạt cơ bản có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 02 năm đến 20 năm tù, thậm chí là chung thân.
Tham khảo quy định về: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật hình sự
4. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về hình sự, khi hết thời hiệu đó thì người phạm tội sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trên thực tế. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được ghi nhận như sau:
– 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
– 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
– 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
– 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về vấn đề phân loại tội phạm, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội mà hành vi phạm tội gây ra trên thực tế thì loại tội phạm được phân thành một số loại cơ bản sau đây:
– Tội phạm ít nghiêm trọng theo quy định của pháp luật hiện nay được ghi nhận là loại tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
– Tội phạm nghiêm trọng theo quy định của pháp luật hiện nay được ghi nhận là loại tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
– Tội phạm rất nghiêm trọng theo quy định của pháp luật hiện nay được ghi nhận là loại tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của pháp luật hiện nay được ghi nhận là loại tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Như vậy, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có mức phạt tù cao nhất là chung thân do đó đây là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Chính vì vậy thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên đến là 20 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).