Một công ty nước ngoài cam kết đưa công nhân viên ra nước ngoài đào tạo nhưng thực chất là cho lao động sản xuất như công nhân thì đó có phải là hành vi xuất khẩu lao động không hợp pháp không?
Tóm tắt câu hỏi:
Một công ty nước ngoài cam kết đưa công nhân viên ra nước ngoài đào tạo nhưng thực chất là cho lao động sản xuất như công nhân thì đó có phải là hành vi xuất khẩu lao động không hợp pháp không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Về cam kết đưa người lao động đi đào tạo tại nước ngoài, Điều 62 “Bộ luật lao động 2019” quy định về vấn đề này như sau:
– Hai bên bắt buộc phải kí hợp đồng đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề, không phân biệt đào tạo trong nước hay đào tạo ở nước ngoài.
– Hợp đồng phải ghi cụ thể: Nghề đào tạo, địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo, chi phí đào tạo, thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo, trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo, trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Về các hình thức đi làm việc ở nước ngoài, theo quy định tại Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bao gồm những hình thức sau:
– Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
– Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
– Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề;
– Hợp đồng cá nhân.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, để biết hành vi của người sử dụng lao động đó là hành vi đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề ở nước ngoài hay hành vi đưa người lao động đi đào tạo tại nước ngoài cần dựa vào một số căn cứ sau:
– Về hợp đồng:
+ Hợp đồng đưa NLĐ đi đào tạo tại nước ngoài: ghi cụ thể thời hạn đào tạo; ngành nghề đào tạo, địa điểm đào tạo; chi phí đào tạo bao gồm chi phí trả cho người dạy, chi phí tài liệu học tập, các chi phí đi lại, sinh hoạt trong thời gian đào tạo tại nước ngoài, tiền lương, BHXH, BHYT
+ Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề ở nước ngoài: Đồi với trường hợp đưa NLĐ đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề ở nước ngoài, trong hợp đồng không có phần nội dung về chi phí chi trả cho người dạy. Đây là điểm khác biệt để phân biệt giữa 2 hình thức này.
Trong trường hợp trên, để biết hành vi đó của NSDLĐ có trái với thỏa thuận trong hợp đồng hay không cần dựa vào những thỏa thuận của 2 bên trong hợp đồng. Nếu có thỏa thuận về chi phí đào tạo mà NSDLĐ trả cho người dạy, các chi phí liên quan đến việc học tập thì hợp đồng đó là hợp đồng đào tạo; nếu không có thỏa thuận về vấn đề trên thì đây có thể là hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề ở nước ngoài.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.