Bảo hiểm thai sản là một trong những chế độ quan trọng của bảo hiểm xã hội bắt buộc, song hành với các chế độ bảo hiểm như bảo hiểm ốm đau, bảo hiểm tai nạn lao động ... Chế độ bảo hiểm này chăm sóc sức khỏe cho người lao động và bảo đảm quyền được chăm sóc của trẻ em. Vậy đóng bảo hiểm xã hội trong bao nhiêu lâu thì sẽ được hưởng chế độ thai sản?
Mục lục bài viết
1. Đóng BHXH trong bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản?
Bảo hiểm xã hội là một trong những trụ cột chính của chế độ ăn sinh xã hội được nhà nước đặc biệt quan tâm, bảo hiểm xã hội có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay. Bảo hiểm xã hội giúp cho người dân bù đắp những tổn thất về thu nhập bị mất trong quá trình lao động, từ đó đảm bảo các quyền lợi cơ bản của con người khi gặp phải rủi ro trong cuộc sống, đồng thời thể hiện bản chất tốt đẹp, tương thân tương ái của nhà nước, thể hiện chính sách của nhà nước luôn luôn quan tâm và đề cao quyền lợi của con người. Trong cuộc sống thì con người luôn luôn phải tuân theo quy luật phát triển và sinh tồn của tự nhiên, vì vậy không thể tránh khỏi trường hợp rơi vào hoàn cảnh mất khả năng lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc do các tác động của nền kinh tế thị trường, khi đó người lao động cần phải có một khoản vật chất để giúp đỡ và giải quyết những khó khăn.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về bảo hiểm thai sản, theo đó bảo hiểm thai sản là chế độ thai sản, đây là một trong những chế độ thuộc bảo hiểm xã hội bắt buộc. Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản. Theo đó:
– Người lao động hưởng chế độ thai sản khi người lao động đó thuộc một trong những trường hợp như sau:
+ Được xác định là lao động nữ mang thai;
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nữ mang thai hộ hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình;
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi trong độ tuổi dưới 06 tháng tuổi;
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện các biện pháp triệt sản;
+ Lao động nam đang trong thời gian đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
– Người lao động thuộc trường hợp lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, lao động nhận nuôi con nuôi trong độ tuổi dưới 06 tháng thì bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con hoặc trước khi nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật;
– Người lao động thuộc trường hợp lao động nữ sinh con đó đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để nghỉ dưỡng sức theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con trên thực tế;
– Người lao động đã chấm dứt
Theo đó, thời gian đóng bảo hiểm xã hội để có thể được hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam và lao động nữ trong từng trường hợp khác nhau cũng sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
(1) Thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ được quy định như sau:
– Người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ đủ sáu tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con hoặc trước khi nhận nuôi con nuôi đối với trường hợp:
+ Là lao động nữ sinh con/mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
+ Là lao động nữ nhận nuôi con nuôi trong độ tuổi dưới sáu tháng tuổi.
– Đã đóng bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng trở lên, đồng thời phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh còn đối với trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.
(2) Thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam được quy định như sau:
Trong trường hợp lao động nam đang tham gia chế độ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và có vợ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản cho nam theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật, đối với trường hợp người lao động nam nhận nuôi con nuôi thì sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng được đầy đủ điều kiện về thời gian như sau: Cần phải đóng bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ đủ sáu tháng trở lên trong 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi.
Theo đó thì có thể nói, pháp luật hiện nay đã có quy định chi tiết về thời gian người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để có thể được hưởng chế độ thai sản. Vì vậy, mỗi người lao động cần nắm rõ quy định này để được hưởng đúng quyền lợi bảo hiểm xã hội của mình.
2. Thời gian nghỉ thai sản của người lao động nữ khi sinh con là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Theo đó:
– Lao động nữ khi sinh con sẽ được nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là sáu tháng. Trong trường hợp người lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từng người con thứ hai trở đi, cứ mỗi người con thì người mẹ sẽ được nghỉ thêm một tháng. Đồng thời, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh của người lao động tối đa sẽ không được phép vượt quá hai tháng;
– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con sẽ được nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản với thời gian như sau:
+ 05 ngày làm việc trong trường học sinh thường;
+ 07 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh con phải thực hiện thủ tục phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;
+ Trong trường hợp vợ sinh đôi thì người lao động nam sẽ được nghỉ 10 ngày làm việc, người vợ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con người lao động nam sẽ được nghỉ thêm ba ngày làm việc;
+ Trong trường hợp người vợ sinh đôi có phải trải qua thủ tục phẫu thuật thì người lao động sẽ được nghỉ 14 ngày làm việc.
Theo đó thì có thể nói, thời gian nghỉ chế độ thai sản trước và sau sinh con thông thường sẽ là 06 tháng. Đồng thời, trong trường hợp người lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ người con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ sẽ được nghỉ thêm 01 tháng.
3. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ chế độ thai sản hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về việc lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con. Theo đó:
– Người lao động nữ hoàn toàn có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 khi đó ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây: Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ thai sản ít nhất là 04 tháng, đồng thời cần phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý;
– Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, người lao động nữ đi làm khi chưa hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn sẽ được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn này.
Vì vậy, lao động nữ hoàn toàn có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con khi người lao động đó đáp ứng được đủ các điều kiện sau:
– Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;
– Bắt buộc phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
THAM KHẢO THÊM: