Đơn phương ủy quyền có hợp lệ không? Đơn phương ủy quyền cho người khác được công chứng tại văn phòng công chứng.
Tóm tắt câu hỏi:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
…
Điều 5. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu
Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị
Tòa án tuyên bố là vô hiệu.4. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch”.
Như vậy, giấy ủy quyền được lập và đã được công chứng tại văn phòng công chứng ở Việt Nam (không kể người lập là người Việt Nam ở trong nước hay nước ngoài) thì được pháp luật công nhận tính hợp pháp. Tuy nhiên, giấy ủy quyền hợp pháp không có nghĩa là người được ủy quyền có nghĩa vụ phải thực hiện công việc được ủy quyền.
“
“Điều 147. Chấm dứt đại diện của cá nhân
…
2. Đại diện theo ủy quyền của cá nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Thời hạn ủy quyền đã hết hoặc công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
b) Người ủy quyền hủy bỏ việc ủy quyền hoặc người được ủy quyền từ chối việc ủy quyền;
>>> Luật sư
c) Người ủy quyền hoặc người được ủy quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
Khi chấm dứt đại diện theo ủy quyền, người đại diện phải thanh toán xong các nghĩa vụ tài sản với người được đại diện hoặc với người thừa kế của người được đại diện”.
Người được ủy quyền hoàn toàn có quyền từ chối việc ủy quyền và nếu người được ủy quyền từ chối ngay từ đầu, không làm bất cứ một việc gì thì cũng không cần chịu trách nhiệm đối với bất kì vấn đề gì liên quan đến việc đơn phương ủy quyền này.