Hiện nay bộ luật dân sự hiện hành đã có những quy định cụ thể hơn về hợp đồng hợp tác. Vậy hợp đồng hợp tác là gì? Quy định mới về hợp đồng hợp tác như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng hợp tác là gì?
Tại Điều 504 của
– Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
– Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.
Như vậy có thể hiểu hợp đồng hợp tác là sự thảo thuận giữa các bên về việc góp vốn để thực hiện một số công việc nhằm cùng hưởng lợi nhuận và sẻ chia rủi ro. Việc giao kết hợp đồng hợp tác giữa các chủ thể sẽ tạo thành một tổ chức gọi là tổ hợp tác. Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định thêm về những vấn đề xung quanh hợp đồng hợp tác như sau:
– Về tài sản chung của các thành viên hợp tác như sau:
+) Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác. Trường hợp có thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo và phải bồi thường thiệt hại.
+) Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên; việc định đoạt tài sản khác do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
+) Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp tất cả các thành viên hợp tác có thỏa thuận.
Việc phân chia tài sản chung quy định tại khoản này không làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ được xác lập, thực hiện trước thời điểm tài sản được phân chia.
– Về quyền và nghĩa vụ thành viên hợp tác như sau:
+) Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác.
+) Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác.
+) Bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra.
+) Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng.
– Về xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của tổ hợp tác:
+) Trường hợp các thành viên hợp tác cử người đại diện thì người này là người đại diện trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
+) Trường hợp các thành viên hợp tác không cử ra người đại diện thì các thành viên hợp tác phải cùng tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
+) Giao dịch dân sự do các chủ thể trên xác lập, thực hiện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của tất cả thành viên hợp tác.
Qua điều này có thể thấy tổ hợp tác cũng giống như các toanh nghiệp cần có người đại diện hợp pháp để xác lập , thực hiện các giao dịch dân sự. Tuy nhiên tại các doanh nghiệp thì bắt buộc phải có người đại diên hợp pháp còn ở tổ hợp tác có thể có hoặc không. Nếu không có người đại diên cho tổ hợp tác thì các thành viên hợp tác phải cùng tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự (trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác).
– Về trách nhiệm của thành viên hợp tác: Các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc luật có quy định khác.
2. Đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp tác làm ăn:
Tóm tắt câu hỏi:
Em và một người bạn có chung vốn hợp tác làm ăn tại Singapore. Bạn em muốn đơn phương phá vỡ hợp đồng và rút lại số vốn ban đầu. Vì làm ăn thua lỗ và không thể trả lại tiền cho bạn ngay được nên bạn muốn kiện em ở Việt Nam về việc em vay tiền và không trả. Vậy Luật sư cho em hỏi em sẽ bị xét xử như thế nào theo quy định của pháp luật Việt Nam? Em xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Vì bạn không nói rõ hợp đồng hợp tác mà hai người kí kết là hợp đồng hợp tác đầu tư hay hợp đồng vay vốn nên chúng tôi xin tư vấn cho bạn theo hai hướng như sau:
Trường hợp thứ nhất, nếu hợp đồng giữa hai người là hợp đồng hợp tác đầu tư thì việc rút vốn đầu tư sẽ được thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng, nếu các bên không có thoả thuận trước về việc rút vốn thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật về đầu tư. Nếu hai người thoả thuận là khi một trong hai người rút vốn, người còn lại phải chịu trách nhiệm trả lại khoản vốn đầu tư thì bạn phải trả lại khoản tiền vốn đó, hoặc nếu có thoả thuận khác thì thực hiện theo thoả thuận đó. Nếu hai người không có thoả thuận về vấn đề rút vốn thì sẽ xử lí theo quy định của pháp luật về đầu tư, phụ thuộc vào loại hình kinh doanh.
Trường hợp thứ hai, nếu hợp đồng giữa hai người là hợp đồng vay vốn thì bạn phải trả lại khoản vốn đó kèm theo lãi suất (nếu có thoả thuận về lãi suất lớn hơn 0% hoặc không có thoả thuận về lãi suất) và lãi suất trả chậm (nếu hợp đồng vay vốn có thoả thuận thời hạn vay và bạn vi phạm thời hạn đó).
3. Hợp đồng hợp tác kinh doanh có được phân chia lợi nhuận cố định không?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào Luật sư. Tôi có một vấn đề xin nhờ Luật sư giúp đỡ. Công ty tôi kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, bên tôi có ký kết hợp đồng liên kết liên doanh với cửa hàng xăng dầu khác (thực chất là hợp đồng thuê cửa hàng xăng dầu nhưng chuyển đổi về hợp đồng liên kết). Nội dung hợp đồng liên kết có điều khoản: bên kia họ chỉ góp vốn bằng tài sản là cửa hàng xăng dầu, bên công ty tôi chịu trách nhiệm về quản lý và toàn bộ hoạt động của cửa hàng. Lợi nhuận sẽ được phân chia cố định cho bên kia hàng tháng cụ thể trong hợp đồng (giống như tiền thuê cửa hàng).Vậy Luật Sư cho tôi hỏi:
1. Hợp đồng liên kết kinh doanh phân chia lợi nhuận khoán như vậy có hợp lý không?
2. Bên kia họ có thể căn cứ vào hợp đồng liên kết này để xuất hóa đơn cho tôi được không? và có hợp lý không? Rất cảm ơn Luật sư vì đã nhận và đọc email này. Chúc đơn vị ngày càng phát triển.Trân trọng kính chào !
Luật sư tư vấn:
Hợp đồng liên kết kinh doanh phân chia lợi nhuận khoán như vậy có hợp lý không?
Khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh (liên kết kinh doanh) được định nghĩa theo quy định tại Khoản 14, Điều 3 Luật đầu tư 2020 như sau: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Tuy nhiên, bên bạn cần lưu ý tất cả nội dung trong hợp đồng là hai bên thỏa thuận với nhau. Tài sản góp vốn và phân chia lợi nhuận phải đảm bảo được lợi ích các bên khi liên kết kinh doanh.
Bên kia họ có thể căn cứ vào hợp đồng liên kết này để xuất hóa đơn cho tôi được không? và có hợp lý không?
Đối với trường hợp xuất hóa đơn theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 việc xuất hóa đơn được áp dụng theo các trường hợp sau:
+ Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì doanh thu tính thuế là doanh thu của từng bên được chia theo hợp đồng.
+ Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng sản phẩm thì doanh thu tính thuế là doanh thu của sản phẩm được chia cho từng bên theo hợp đồng.
+ Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập trước thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí, xác định lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho từng bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. Mỗi bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh tự thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của mình theo quy định hiện hành.
+ Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí và kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho các bên còn lại tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Bên bạn không thể xuất hóa đơn hay ngược lại bên kia xuất hóa đơn cho bạn mà sẽ một bên đại diện để xuất hóa đơn và làm thủ tục kê khai lên cơ quan thuế.
4. Doanh nghiệp nhà nước có được ký hợp đồng hợp tác kinh doanh không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi: Doanh Nghiệp của tôi 100% vốn nhà nước, đại diện vốn là Chủ tịch HĐTV. Muốn ký hợp đồng hợp tác kinh doanh đầu tư với doanh nghiệp tư nhân cần những thủ tục gì? có phải trình cơ quan chủ sở hữu là UBND Tỉnh phê duyệt hay không??
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ Điều 504 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng hợp tác. Căn cứ Điều 504 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nội dung của hợp đồng hợp tác. Căn cứ Điều 508 Bộ luật dân sự 2015 quy định về xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Trong trường hợp ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh thì trước hết các bên phải tuân thủ các quy định của Bộ luật dân sự 2015 nêu trên. Trong đó, các hình thức cụ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định tại
Như vậy, việc hợp tác kinh doanh và đầu tư theo hình thức nào do các bên lựa chọn phù hợp với mục đích và điều kiện áp dụng của mỗi loại hợp đồng. Việc ký kết hợp đồng do các bên thoả thuận dựa trên cơ sở các quy định của Bộ luật dân sự 2015 và Luật đầu tư năm 2020.