Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ? Các trường hợp được sử dụng vũ khí thô sơ? Thủ tục trang bị vũ khí thô sơ?
Vũ khí là loại phương tiện được sử dụng khá phổ biến và có những ý nghĩa quan trọng trong quá trình săn bắn, quân sự hay chiến tranh. Ngày nay thì các loại vũ khí ngày càng trở nên hiện đại, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận được vai trò của các loại vũ khí thô sơ. Vậy, vũ khí thô sơ và việc trang bị vũ khí thô sơ có nội dung như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về đối tượng được trang bị và thủ tục trang bị vũ khí thô sơ trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ:
Theo khoản 4 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ năm 2017 đã đưa ra định nghĩa đối với vũ khí thô sơ như sau:
Vũ khí thô sơ là loại vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động khá đơn giản và vũ khí thô sơ sẽ được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm các loại sau đây: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ được quy định tại Điều 28 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ năm 2017, cụ thể bao gồm:
– Quân đội nhân dân là đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ.
– Dân quân tự vệ là đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ.
– Cảnh sát biển là đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ.
– Công an nhân dân là đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ.
– Cơ yếu là đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ.
– Kiểm lâm, Kiểm ngư là đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ.
– An ninh hàng không là đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ.
– Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan là đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ.
– Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động là đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ.
– Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh là đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thô sơ đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, Cơ yếu và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thô sơ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
Như vậy, pháp luật đã đưa ra quy định đối với các đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ. Ta nhận thấy được sự nguy hiểm của vũ khí thô sơ tuy nhiên phạm vi các chủ thể của đối tượng này khá rộng và việc trang bị vũ khí thô sơ cho các đối tượng được nêu trên cần được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
2. Các trường hợp được sử dụng vũ khí thô sơ:
Theo Điều 31 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định nội dung sau đây:
“Điều 31. Sử dụng vũ khí thô sơ
1. Người được giao vũ khí thô sơ khi thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này và được sử dụng trong trường hợp sau đây:
a) Trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người khác;
c) Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật.
2. Người được giao sử dụng vũ khí thô sơ không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc sử dụng vũ khí thô sơ đã tuân thủ quy định tại Điều này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp sử dụng vũ khí thô sơ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng vũ khí thô sơ để xâm phạm sức khỏe, tính mạng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định pháp luật thì các trường hợp được sử dụng vũ khí thô sơ bao gồm:
– Các chủ thể là người được giao vũ khí thô sơ khi thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ quy định sau đây:
+ Các chủ thể là người được giao vũ khí thô sơ khi thực hiện nhiệm vụ phải căn cứ vào tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà đối tượng thực hiện để quyết định việc sử dụng vũ khí.
+ Các chủ thể là người được giao vũ khí thô sơ khi thực hiện nhiệm vụ chỉ sử dụng vũ khí khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc sử dụng vũ khí không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ, người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được sử dụng ngay.
+ Các chủ thể là người được giao vũ khí thô sơ khi thực hiện nhiệm vụ không sử dụng vũ khí khi biết rõ đối tượng là phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
+ Các chủ thể là người được giao vũ khí thô sơ khi thực hiện nhiệm vụ trong mọi trường hợp, người sử dụng vũ khí phải hạn chế thiệt hại do việc sử dụng vũ khí quân dụng gây ra.
– Các chủ thể là người được giao vũ khí thô sơ được sử dụng trong trường hợp:
+ Các chủ thể là người được giao vũ khí thô sơ được sử dụng trong trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ năm 2017. Cụ thể, theo Điều 23 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ năm 2017 có nội dung như sau:
“1. Người thi hành nhiệm vụ độc lập phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào đối tượng trong trường hợp sau đây:
a) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
b) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác;
c) Người đang bị truy nã, bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành hình phạt tù đang chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; đối tượng đang đánh tháo người bị dẫn giải, người bị giam, giữ, áp giải do phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm;
d) Khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
đ) Được nổ súng vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa, trừ phương tiện giao thông của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế để dừng phương tiện đó trong trường hợp đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; khi biết rõ phương tiện do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin; khi biết rõ trên phương tiện chở đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin.
2. Người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào đối tượng không cần cảnh báo trong trường hợp sau đây:
a) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó;
b) Đối tượng sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ;
c) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của đối tượng cảnh vệ, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;
d) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác;
đ) Đối tượng đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ;
e) Được nổ súng vào động vật đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.”
+ Các chủ thể là người được giao vũ khí thô sơ được sử dụng trong trường hợp ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người khác.
+ Các chủ thể là người được giao vũ khí thô sơ được sử dụng trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật.
Như vậy, pháp luật đã quy định cụ thể về các trường hợp và các đối tượng cụ thể được sử dụng vũ khí thô sơ. Việc quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý nhằm bảo đảm hoạt động quản lý của nhà nước đối với việc sử dụng vũ khí thô sơ cũng như bảo vệ sức khỏe và an toàn cho mọi người trong quá trình sử dụng vũ khí thô sơ.
3. Thủ tục trang bị vũ khí thô sơ:
Thủ tục trang bị vũ khí thô sơ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được thực hiện theo trình tự như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ đề nghị bao gồm các loại văn bản, giấy tờ sau đây:
+ Văn bản đề nghị nêu rõ nhu cầu, điều kiện, số lượng, chủng loại vũ khí thô sơ cần trang bị; bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+
– Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
Hồ sơ được quy định cụ thể nêu trên sẽ được lập thành một bộ và nộp tại
– Bước 3: Tiếp nhận, xử lý yêu cầu:
Pháp luật quy định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ có thời hạn 30 ngày.
Cần lưu ý đối với thủ tục trang bị vũ khí thô sơ đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, Cơ yếu và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.