Đối tượng bị đưa đi cơ sở cai nghiện bắt buộc. Thủ tục đưa người đi cai nghiện bắt buộc tại trại cai nghiện.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Bạn trai em điều trị methadol được 2 năm nay, nhưng mới vừa qua bị CA phường Bình khánh Quận 2 HCM đưa đi test thử ma tuý, thì kết quả dương tinh với heroin. Bạn trai em có sổ ĐK tạm trú tại Vũng Tàu và chưa lần nào test bị dương tính với ma tuý tại các trung tâm điều trị methadol cả. Và hiện vẫn đang điều tri methadol tai trung tâm y tế. Như vậy thì anh ấy có phải đi cai nghiện bắt buộc không, hay là chỉ bị xử phạt hành chính. Và phía CA buộc vào tội vô gia cư rồi bắt bạn trai em đưa đi cai nghiện bắt buộc ngày 9/3/2018 cho đến nay. Như vậy là đúng hay sai ạ! Vậy em có thể bảo lãnh cho bạn trai em về không? E xin cảm ơn
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật hành chính -Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 221/2013/NĐ-CP thì đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bao gồm:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP
1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 3. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.
3. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.”
Nơi cư trú của công dân theo quy định của Điều 12 Luật cư trú 2006 là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
Bạn trai bạn có đăng ký tạm trú ở Vũng Tàu, nhưng mới vừa qua bị công an phường Bình Khánh Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh đưa đi test thử và dương tính với ma túy. Như vậy, nếu bạn trai bạn không có hộ khẩu thường trú và không có đăng ký tạm trú tại phường Bình Khánh và tại địa điểm đó, bạn trai bạn có sử dụng ma túy thì thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hiện tại, pháp luật không có quy định về trường hợp bảo lãnh người nghiện ma túy ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật hành chính của chúng tôi:
– Tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
– Dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến qua email trả phí
Trân trọng cám ơn!