Đòi lại đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Đòi lại đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư…! Mong luật sư có thể tư vấn giúp tôi vấn đề như sau: Gia đình tôi có mảnh đất đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ 2008 , do chưa có ý định xây dựng hay bán nên để trống từ 2008 đến nay, kế mảnh đất của gia đình tôi là gia đình chú ruột tôi, chú tôi mất cách đây khá lâu và hiện tại con trai chú tôi đang ở kế bên mảnh đất của gia đình tôi, lợi dụng việc không có ai trông coi mảnh đất nên anh ta chiếm dụng mảnh đất của gia đình tôi xây dựng quán xá buôn bán từ năm 2015 đến nay, do gia đình tôi không ở gần nên không biết sự việc trên, đến nay biết được sự việc gia đình tôi có lên yêu cầu anh ta dỡ bỏ quán xá mà anh ta không chấp nhận, nói đất đó là của anh ta. Gia đình tôi có gửi đơn đến UBND xã nhưng chưa được giải quyết.Mong luật sư có thể tư vấn giúp gia đình tôi về vấn đề nêu trên được không, và mẫu đơn nào thích hợp. Xin chân thành cảm ơn luật sư !?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Thứ nhất, về quyền của người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013:
" Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất".
Khoản 2 Điều 97 Luật đất đai 2013 cũng quy định:
"Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này".
Theo thông tin bạn cung cấp, mảnh đất của bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2008. Điều này có nghĩa là quyền sử dụng của bạn đối với mảnh đất là hợp pháp và được pháp luật bảo vệ. Mọi hành vi lấn chiếm, sử dụng của người khác khi chưa được sự đồng ý của bạn đều là hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi được pháp luật bảo vệ. Điều 12 Luật đất đai 2013 quy định các hành vi bị cấm trong lĩnh vực đất đai, trong đó khoản 1 quy định nghiêm cấm đối với hành vi " lấn, chiếm, hủy hoại đất đai" và khoản 10 điều này quy định nghiêm cấm hành vi : "Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật". Bộ luật dân sự 2005 tại Điều 169 cũng quy định về vấn đề bảo vệ quyền sở hữu, theo đó:
"1. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ.
2. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình.
Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật".
Từ những căn cứ trên có thể thấy, quyền sử dụng của gia đình bạn đối với mảnh đất đã được pháp luật công nhận và bảo vệ. Dù mảnh đất ấy ở xa và không có ai trông coi, nhưng nó vẫn thuộc quyền sử hữu của bạn. Việc con trai chú bạn tự ý xây dựng quán xá để bán hàng mà chưa được sự đồng ý của gia đình bạn là hành vi xâm phạm quyền sử dụng của bạn. Bạn có quyền tự bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách yêu cầu người có hành vi vi phạm phá dỡ phần bất động sản xây dựng trái pháp luật trên mảnh đất nhà bạn và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có. Nếu bên vi phạm không chấp hành yêu cầu của bạn, bạn có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Thứ hai, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Về giải quyết tranh chấp đất đai, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở ( Khoản 1 Điều 202, Luật Đất đai 2013). Như vậy, gia đình bạn có thể trực tiếp thỏa thuận, yêu cầu phía con trai chú bạn dỡ bỏ phần đã xây dựng trái phép trên đất nhà mình và hoàn trả lại đất. Trong trường hợp việc tự hòa giải giữa hai bên không thành thì gia đình bạn có quyền gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch UBND xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai của bạn.
>>> Luật sư tư vấn đòi lại đất đã cáp giấy chứng nhận: 1900.6568
Trong tường hợp tranh chấp đất đai được hòa giải ở UBND cấp xã không thành, theo khoản 1 Điều 203,Luật đất đai 2013, bạn gửi đơn đến Tòa án nhân dân huyện yêu cầu giải quyết. Về