Quy định của pháp luật về pháp nhân? Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không? Tại sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân?
Hiện nay thì các loại hình doanh nghiệp tư nhân khá phổ biến và rất được quan tâm. Loại hình này do cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các hoạt động của doanh nghiệp. Trong các trường hợp khác nhau, có các câu hỏi được đặt ra như tại sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân? Để hiểu thêm về tư cách pháp nhân, Doanh nghiệp tư nhân và giải đáp các thắc mắc trên mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý:
1. Quy định của pháp luật về pháp nhân
1.1. Điều kiện để trở thành pháp nhân
Tại Điều 74. Pháp nhân Luật dân sự 2015 quy định:
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Như vậy, để có tư cách pháp nhân thì phải có đủ các điều kiện theo quy định như Được thành lập theo quy định tại các luật có liên quan và Có cơ cấu tổ chức, Có tài sản độc lập với cá nhân tức là việc pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và quy định, Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân nhưng lưu ý về các trường hợp luật có quy định khác về trường hợp loại trừ . Các tổ chức đã có tư cách pháp nhân thì khi hoạt động phải tuân thủ theo các quy định về pháp nhân.
1.2. Thành lập, đăng ký pháp nhân
– Pháp nhân có quyền được thành lập theo sáng kiến của cá nhân và pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Việc Đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập và đăng ký thay đổi và đăng ký khác theo quy định của pháp luật.
– Việc đăng ký pháp nhân phải được công bố công khai theo quy định của pháp luật
1.3. Cơ cấu tổ chức của pháp nhân
Cơ cấu tổ chức của pháp nhân quy định:
– Pháp nhân phải có cơ quan điều hành và Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hay trong quyết định thành lập pháp nhân
– Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật quy định
1.4. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
Tại Điều 86. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân quy định:
1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.
Theo đó thì muốn trở thành pháp nhân và có tư cách pháp nhân cần có Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được quy định như khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp theo quy định, Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân theo quy định Đối với các pháp nhân không đủ Năng lực pháp luật dân sự thì không được coi là pháp nhân và nếu không có đầy đủ các diều kiện trên thì không được coi là pháp nhân.
2. Doanh nghiệp tư nhân
2.1. Doanh nghiệp tư nhân
– Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân, làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào theo quy định
– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân vfa đối với Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh và các thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần và các phần vốn góp trong công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của pháp luật
2.2. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân
Căn cứ tại
1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
2. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và
3. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Như vậy, Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân được quy định do chủ doanh nghiệp tự đăng ký và toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và
2.3. Quản lý doanh nghiệp tư nhân
– Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và đối với việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hay thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh trong trường hợp này và Các chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật và là người đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự với nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Tại sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân?
Doanh nghiệp tư nhân theo quy định tại Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân quy định:
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Như vậy đối với doanh nghiệp tư nhân tài sản của chủ doanh nghiệp không tách bạch với khối tài sản của doanh nghiệp, trách nhiệm của chủ doanh nghiệp không được giới hạn. Cho nên doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
Trên đây là thông tin chúng tôi tư vấn thắc mắc của bạn đọc về vấn đề Tại sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân? và các thông tin pháp lý khác liên quan.