Kê khai thuế qua mạng mà đang dần trở thành một phương thức được đa số các doanh nghiệp tổ chức lựa chọn bởi nhiều tính năng như thuận tiện và tối ưu mọi chi phí. Vậy phương thức này có mang tính bắt buộc đối với doanh nghiệp kê khai thuế?
Mục lục bài viết
1. Có phải đối tượng nào cũng được thực hiện kê khai thuế qua mạng?
Kê khai thuế qua mạng internet được hiểu là hoạt động của các doanh nghiệp tiến hành kê khai thuế trong suốt thời gian hoạt động của mình thông qua mạng máy tính, gửi tới cơ quan quản lý thuế bằng mạng internet. Từ khi áp dụng hình thức kê khai thuế qua mạng thì doanh nghiệp không bắt buộc phải gửi qua đường bưu điện hoặc đến nộp trực tiếp hồ sơ bằng giấy cho cơ quan thuế. Hiện nay kê khai thuế qua mạng diễn ra ngày càng phổ biến hơn và là một trong những hình thức giao dịch đã được pháp luật về thuế quy định rõ ràng đây được coi là hình thức giao dịch hiện đại văn minh và hỗ trợ nhanh chóng đối với quá trình quản lý thuế doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì không phải trường hợp nào cũng có thể được nộp thuế điện tử bởi phải có đủ những điều kiện dưới đây thì mới có thể đăng ký nộp thuế điện tử:
– Các tổ chức doanh nghiệp khi tiến hành đăng ký nộp thuế điện tử bắt buộc phải được cấp mã số thuế hoặc mã số doanh nghiệp và đang còn trong quá trình hoạt động;
– Bắt buộc phải có chứng thư số riêng do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp và chứng thư số này vẫn còn hiệu lực;
– Khi tiến hành đăng ký nộp thuế điện tử thì cần có kết nối internet và địa chỉ thư điện tử Liên là ổn định với bên cơ quan thuế có thẩm quyền;
– Thao tác trực tiếp nộp thuế điện tử trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế. Ngoài ra, cũng cần có tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại.
Lưu ý rằng trong thời điểm hiện tại thì người nộp thuế muốn sử dụng dịch vụ cần có tài khoản tại một ngân hàng mà ngân hàng này đã phối hợp với tổng cục thuế cung cấp dịch vụ và nằm trong địa bàn quản lý thuế chi cục thuế trên toàn quốc.
2. Doanh nghiệp có bắt buộc phải kê khai thuế qua mạng không?
Căn cứ theo Điều 8 của Luật quản lý thuế thuế năm 2019 thì giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế được hướng dẫn như sau:
– Người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân nếu đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế phải thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan quản lý thuế theo quy định của luật này và pháp luật về giao dịch điện tử;
– Người nộp thuế một khi đã lựa chọn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế thì không bắt buộc phải thực hiện những giao dịch này thông qua một hình thức khác;
– Một khi người nộp thuế đã lựa chọn hình thức giao dịch điện tử thì cơ quan quản lý thuế khi tiếp nhận trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế cũng phải sử dụng phương thức này để xác nhận việc hoàn thành giao dịch, tất cả các hoạt động được cơ quan quản lý thuế phải đảm bảo quyền của người nộp thuế theo đúng quy định tại Điều 16 của Luật quản lý thuế 2019;
– Người nộp thuế sau khi tiếp nhận các
Đồng thời, căn cứ vào
– Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban nhân dân quận, huyện và các sở ban ngành trên địa bàn yêu cầu các doanh nghiệp thuộc phạm vi đơn vị quản lý phải tuân thủ thực hiện việc nộp thuế điện tử;
– Ngoài ra chỉ đạo giám sát hỗ trợ cơ quan thuế và các ngân hàng thương mại trên địa bàn tuyên truyền để hỗ trợ với nhau triển khai việc nộp thuế điện tử cho doanh nghiệp một cách dễ dàng nhanh chóng;
– Chỉ đạo các ngân hàng từ tháng 12 năm 2015 chỉ chấp nhận việc nộp thuế bằng hình thức điện tử;
– Liên quan đến trách nhiệm của Sở thông tin truyền thông thì Bộ Tài chính giao cho cơ quan này làm đầu mối kiểm tra, giám sát được phối hợp triển khai chương trình nộp thuế điện thoại giữa các đơn vị và thực hiện việc báo cáo kết quả hàng tháng gửi lên Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố để kiểm soát.
Với tất cả các nội dung nêu trên thì nộp thuế điện tử là một trong những là hình thức bắt buộc mà người nộp thuế phải tiến hành thực hiện theo đúng quy định của pháp luật nếu đang kinh doanh tại địa bàn. Người nộp thuế cũng phải đảm bảo những điều kiện phân tích tại mục 1 của bài viết thì mới được tiến hành nộp thuế điện tử thì mới nằm trong trường hợp bắt buộc phải thực hiện việc khai thuế điện tử.
3. Tại sao nhà nước lại thúc đẩy việc kê khai thuế điện tử?
Như đã biết, nộp thuế điện tử là dịch vụ cho phép người nộp thuế lập giấy nộp tiền trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử cơ quan thuế. Việc làm này đem lại lợi ích vô cùng to lớn không chỉ đối với người nộp thuế mà còn đối với cơ quan thuế và các ngân hàng thương mại hỗ trợ thực hiện giao dịch này.
– Thứ nhất: Liên quan đến lợi ích nộp thuế điện tử đối với người nộp thuế có thể kể đến một số lý do như:
+ Các thao tác thực hiện nộp thuế điện tử hỗ trợ cho các nhà quản trị của doanh nghiệp kiểm tra, kiểm soát tình hình nộp thuế của doanh nghiệp mình hạn chế được phần nào những rủi ro liên quan đến kế toán của doanh nghiệp;
+ Ngoài ra, việc thực hiện các thao tác nộp thuế ngay tại địa điểm thuận lợi nhất, tiết kiệm được chi phí đi lại vào thời gian giao dịch. Bởi trước đây người nộp thuế phải đi lại rất nhiều lần để làm các thủ tục nộp thuế chủ yếu là để bổ sung chỉnh sửa hồ sơ giấy tờ khi không đạt yêu cầu nhưng đối với sự đổi mới này thì người nộp thuế điện tử sẽ cần ngồi một chỗ là có thể nộp thuế thành công;
+ Những giấy tờ để thực hiện thủ tục này cũng ngày càng được giảm bớt và đơn giản hóa: trước đây với cách nộp thuế truyền thống thì phải chuẩn bị giấy tờ như khai báo các thông tin, mất thời gian xác minh nhưng đến nay việc áp dụng nộp thuế có điện tử thì những thủ tục giấy tờ này đã không còn tác dụng nữa mà chỉ cần có mã đăng ký nộp thuế điện tử liên kết với ngân hàng thương mại trong danh sách liên kết cung cấp dịch vụ nộp thuế điện tử là đã có thể hoàn tất thủ tục này;
+ Và hoạt động nộp thuế có thể diễn ra tại bất cứ địa điểm nào chỉ cần có kết nối internet, nó truy cập vào cổng thông tin điện tử của tổng cục thuế http://nopthue.gdt.gov.vn
+ Liên quan đến thời gian nộp thuế thì cũng không có sự phân biệt là giờ hành chính hay là ngày hành chính trong tuần nộp thuế có thể 24/7 kể cả những ngày lễ, Tết, ngày nghỉ;
+ Ngoài ra, còn được sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng khác của ngân hàng thương mại ngân hàng này có liên kết phối hợp với bên tổng cục thuế để cung cấp dịch vụ nộp thuế điện tử.
– Thứ hai: Lợi ích nộp thuế điện tử đối với cơ quan thuế:
+ Nộp thuế điện tử diễn ra vô cùng nhanh chóng thuận tiện chỉ cần thông qua các thiết bị điện tử điều này cũng giúp cho cơ quan thuế giảm nhẹ đi được gánh nặng về nhân lực cũng như các công đoạn, công việc nhẹ nhàng áp lực bước đi rất nhiều;
+ Các thao tác thực hiện thông qua điện tử giúp tiết kiệm nhân lực đơn giản quy trình thu nộp thuế mà còn đảm bảo được về hiệu quả hiệu suất công việc cao hơn. Việc áp dụng nộp thuế điện tử được đánh giá cao về việc giảm được tiết kiệm thời gian và công sức người lao động thực hiện;
+ Ngoài ra, còn phải kể đến lợi ích trong việc bảo đảm an toàn trong công tác quản lý. Bởi thông thường giá trị trong việc các doanh nghiệp nộp thuế là vô cùng lớn chính vì vậy việc chuyển tiền thuế một cách chính xác, hạn chế tối đa nhầm lẫn hay các rủi ro khác cũng đã được hình thức nộp thuế tiền tự giải quyết trọn vẹn;
+ Quá trình quản lý việc nộp thuế của các doanh nghiệp không còn phụ thuộc vào con người nữa nên đảm bảo tính chính xác và hỗ trợ triệt để công tác quản lý kiểm soát tình hình nộp thuế dễ dàng hơn. Tránh trường hợp trừ nợ không chính xác đối với khoản nợ thuế của doanh nghiệp hoặc là phạt nhầm doanh nghiệp trong khi doanh nghiệp này đã nộp thuế đầy đủ;
+ Ngoài ra việc áp dụng hình thức này cũng tạo nên sự thoải mái và hài lòng trong cộng đồng các doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và nhanh chóng hơn.
– Thứ ba: Lợi ích liên quan đối với các ngân hàng thương mại khi doanh nghiệp tiến hành nộp thuế điện tử:
+ Ngân hàng thương mại được hiểu giữ vị trí vai trò quan trọng trong công cuộc hợp tác với Tổng cục thuế hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, hộ cả gia đình, cá nhân kinh doanh nộp thuế điện tử thành công. Ngân hàng thương mại cũng thu lại được rất nhiều những lợi ích thông qua việc này, cũng như thu được những lợi nhuận trực tiếp từ việc giao dịch chuyển tiền giữa các tổ chức doanh nghiệp với nhau;
+ Nâng cao phát triển được chất lượng dịch vụ cũng như uy tín đối với việc tiếp cận các nguồn khách hàng;
+ Thu hút được khách hàng tiềm năng và hạn chế được các chứng từ sai sót khi khách hàng đến giao dịch.
Với một số lý do nêu trên bạn đọc có thể dễ dàng nhận thấy được những lợi ích việc nộp thuế điện tử đem đến là toàn diện, và biết được lý do Nhà nước luôn thúc đẩy và khuyến khích các đối tượng đủ điều kiện để nộp thuế điện tử sẽ thực hiện hình thức này.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật Quản lý thuế năm 2019.