Trong quan hệ hợp đồng dân sự, các bên tham gia ký hợp đồng đều mong muốn đạt được lợi ích nhất định. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp một bên tham gia giao dịch vi phạm nghĩa vụ và bên kia có yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng khi không đạt được thoả thuận ban đầu. Vậy hủy bỏ thực hiện hợp đồng là gì? Quy định về đình chỉ và hủy bỏ thực hiện hợp đồng ra sao?
Mục lục bài viết
1. Huỷ bỏ thực hiện hợp đồng là gì?
Hủy bỏ hợp đồng là khi có sự vi phạm của một bên trong thoả thuận hợp đồng và đó là điều kiện chấm dứt nghĩa vụ hợp đồng hoặc trường hợp khác mà pháp luật quy định. Việc huỷ bỏ hợp đồng do các bên không đạt được lợi ích, do đó mà bên hủy bỏ hợp đồng phải
Các trường hợp hủy bỏ thực hiện hợp đồng được quy định theo điều 423
Các trường hợp huỷ bỏ hợp đồng này bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan. Theo đó, một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại còn bên vi phạm thì phải chịu trách nhiệm bồi thường (nếu có) trong trường hợp sau đây:
+ Một là: Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận;
+ Hai là: Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
+ Ba là: Trường hợp khác do luật quy định.
– Có thể huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ hợp đồng. Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do
2. Đình chỉ thực hiện hợp đồng là gì?
Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng.
Căn cứ áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng là xảy ra vi phạm hợp đồng:
– Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng. Trường hợp này, các bên dự liệu và thỏa thuận rõ trong hợp đồng những hành vi vi phạm nào xảy ra thì bên bị vi phạm được quyền áp dụng biện pháp đình chỉ hợp đồng để bảo vệ lợi ích của mình.
– Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
Về thủ tục, khi áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên bị vi phạm (bên bị áp dụng chế tài) phải thông báo việc tạm đình chỉ cho bên kia. Nếu không thông báo, dẫn đến thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường cho họ.
Về hậu quả pháp lý của việc đình chỉ hợp đồng:
– Trường hợp chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.
– Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đồng thời với việc áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng
3. Hủy bỏ hợp đồng là gì?
Hủy bỏ hợp đồng là việc bãi bỏ việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Hủy bỏ hợp đồng có thể được tiến hành trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng, theo đó, các bên cùng thống nhất hủy bỏ thực hiện nghĩa vụ khi việc thực hiện này không còn phù hợp lợi ích của họ. Ở trường hợp khác, hủy bỏ hợp đồng được tiến hành theo ý chí đơn phương của một bên khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng và đây là một loại chế tài trong thương mại.
Có hai trường hợp hủy bỏ hợp đồng, đó là:
– Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.
– Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
Về căn cứ áp dụng, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng khi xảy ra vi phạm hợp đồng thuộc một trong các trường hợp:
– Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng.
– Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Hậu quả pháp lý sau khi hủy bỏ hợp đồng:
– Hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.
– Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện hợp đồng. Trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.
– Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đồng thời với việc áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng.
4. Trường hợp đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có mua bảo hiểm nhân thọ của Prudential từ tháng 1 năm 2020, là loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp 15 năm. Tuy nhiên, vào tháng 2 năm 2014, Prudential có gửi thông báo bằng thư đến nhà riêng với nội dung đình chỉ thực hiện hợp đồng. Tôi đã được gia hạn đóng phí một lần từ ngày 20/1/2024. Luật sư cho tôi hỏi Prudential đình chỉ việc thực hiện hợp đồng với tôi như vậy có đúng hay không và theo quy định của pháp luật thì tôi được giải quyết quyền lợi như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Điều 37 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về việc đóng phí bảo hiểm nhân thọ như sau:
“1. Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm
2. Trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số kỳ phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì thời gian gia hạn đóng phí là 60 ngày.
3. Các bên có thể thỏa thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương chấm dứt thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị chấm dứt và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.
4. Trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không được tự ý khấu trừ phí bảo hiểm từ giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm khi chưa có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm và không được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm nhóm.“
Theo đó, trường hợp của bạn là đóng phí bảo hiểm nhiều lần, ngày 20/1/2024, bạn đã được gia hạn đóng phí, nếu sau 60 ngày mà bạn không thể đóng phí thì Prudential có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
Tuy nhiên, ở đây Prudential đã đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng với bạn từ tháng 2 năm 2015, như vậy thời gian chưa đủ 60 ngày kể từ ngày gia hạn đóng phí theo luật định. Do vậy, Prudential đã vi phạm pháp luật kinh doanh bảo hiểm về thời hạn được đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng.
Trường hợp này Prudential không có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng với bạn. Do đó nếu sau 60 ngày kể từ ngày bạn được gia hạn đóng phí mà bạn vẫn chưa hoàn thành các khoản phí tiếp theo thì Prudential có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng với bạn. Khi đó bạn đã đóng phí bảo hiểm hơn 3 năm, theo Khoản 3 Điều 37 Luật kinh doanh bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm ở đây là Prudential phải trả cho bạn giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.