Đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư là một trong những cơ chế xử lý trong hoạt động đấu thầu. Luật đấu thầu năm 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 quy định rất cụ thể về các trường hợp đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề trên:
Mục lục bài viết
1. Đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư:
Căn cứ Điều 18
– Phát hiện các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu có hành vi vi phạm theo quy định.
– Có hành vi vi phạm quy định của pháp luật có liên quan dẫn đến không bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế hoặc làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
Khi thuộc một trong những trường hợp trên thì người có thẩm quyền sẽ thực hiện:
– Không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và quá trình thực hiện hợp đồng.
– Tiến hành đình chỉ cuộc thầu để tạm dừng các hoạt động lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư nhằm khắc phục ngay vi phạm đã xảy ra.
– Thực hiện xử lý vi phạm trong đấu thầu.
2. Những trường hợp nào sẽ hủy thầu?
Theo quy định tại Điều 17 Luật đấu thầu năm 2023, các trường hợp hủy thầu gồm có:
(1) Đối với lựa chọn nhà thầu:
– Có sự thay đổi về mục tiêu, phạm vi đầu tư trong quyết định đầu tư đã được phê duyệt làm thay đổi khối lượng công việc, tiêu chuẩn đánh giá đã ghi trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
– Hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
– Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của Luật đấu thầu.
– Nhà thầu thực hiện những hành vi bị cấm.
(2) Đối với lựa chọn nhà đầu tư:
– Vì lý do bất khả kháng dẫn đến thay đổi mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn đầu tư, thời hạn thực hiện dự án đầu tư kinh doanh làm thay đổi tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu đã phát hành.
– Hồ sơ dự thầu không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
– Hồ sơ mời thầu có một hoặc một số nội dung không tuân thủ quy định của luật đấu thầu.
– Nhà đầu tư trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm.
– Các cá nhân, tổ chức khác ngoài nhà đầu tư trúng thầu thực hiện các hành vi vi phạm theo quy định dẫn đến hậu quả là làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
3. Các hành vi vi phạm trong hoạt động đấu thầu:
+ Hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ.
+ Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây ảnh hưởng, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dưới mọi hình thức.
+ Hành vi thông thầu như:
- Tiến hành dàn xếp, thỏa thuận, ép buộc để một hoặc các bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu hoặc rút hồ sơ dự thầu để một bên trúng thầu.
- Tiến hành dàn xếp, thỏa thuận để từ chối cung cấp hàng hóa, dịch vụ, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc thực hiện các hình thức thỏa thuận khác nhằm hạn chế cạnh tranh để một bên trúng thầu.
- Nhà thầu, nhà đầu tư xếp, thỏa thuận để từ chối cung cấp hàng hóa, dịch vụ, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc thực hiện các hình thức thỏa thuận khác nhằm hạn chế cạnh tranh để một bên trúng thầu mặc dù có đủ năng lực, kinh nghiệm đã tham dự thầu và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
+ Có hành vi gian lận thầu như:
- Cố ý cung cấp thông tin, tài liệu không trung thực, không khách quan trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhằm làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
- Có hành vi làm giả hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu.
+ Có hành vi cản trở:
- Cản trở người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
- Cản trở cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với hoạt động đấu thầu.
- Tiến hành hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.
- Vi phạm pháp luật về an toàn, an ninh mạng nhằm can thiệp, cản trở việc đấu thầu qua mạng.
- Cố tình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị sai sự thật để cản trở hoạt động đấu thầu.
+ Không đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong quá trình đấu thầu:
- Tham gia lập, đồng thời tham gia thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đối với cùng một gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh.
- Tham dự thầu với tư cách là nhà thầu, nhà đầu tư đối với gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh do mình làm bên mời thầu, chủ đầu tư hoặc thực hiện nhiệm vụ của bên mời thầu, chủ đầu tư không đúng quy định.
- Đối với cùng một gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
- Đối với các gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh do người có quan hệ gia đình theo quy định đứng tên dự thầu hoặc là người đại diện hợp pháp của nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu mà cá nhân thuộc bên mời thầu, chủ đầu tư trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc là người có thẩm quyền, người đứng đầu chủ đầu tư, bên mời thầu.
- Nhà thầu tham dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn do nhà thầu đó cung cấp dịch vụ tư vấn: lập, thẩm tra, thẩm định dự toán, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế kỹ thuật tổng thể (thiết kế FEED); lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; kiểm định hàng hóa; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu; giám sát thực hiện hợp đồng.
- …..
+ Có hành vi tiết lộ những tài liệu, thông tin về quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư gồm:
- Nội dung hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
- Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trước khi công khai.
- Các nội dung hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; nội dung các báo cáo của bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo thẩm định, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;….
+ Có hành vi chuyển nhượng thầu:
- Nhà thầu có hành vi chuyển nhượng thầu cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu ngoài giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ đã nếu trong hợp đồng.
- Nhà thầu có hành vi chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc trong gói thầu mặc dù chưa vượt mức tối đa giá trị công việc dành cho nhà thầu phụ trong hợp đồng, tuy nhiên lại ngoài phạm vi công việc dành cho nhà thầu phụ đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất mà không được chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận.
- Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc gói thầu ngoài giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ đã nếu trong hợp đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật đấu thầu năm 2023.
THAM KHẢO THÊM: