Định chế và chế định là các thuật ngữ có sự nhầm lẫn về tên gọi. Tuy nhiên nếu hiểu được bản chất, ta có thể xác định các khác biệt cũng như mối quan hệ giữa định chế và chế định. Cùng tìm hiểu cách phân loại của các định chế trong hoạt động quản lý nhà nước để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Định chế là gì?
Định chế là tổng hoà giữa hệ thống tổ chức thiết chế xã hội với hệ thống các chế định điều tiết cá nhân và cộng đồng theo những dạng thức quan hệ tương ứng. Khái niệm này cho thấy các nhóm chức năng, hoạt động của định chế. Để thấy được rằng các chế định điều tiết cá nhân cũng là định chế.
Trong một định chế sẽ có hai yếu tố hợp thành.
Theo khái niệm trên, hai yếu tố được xác định là tổ chức thiết chế xã hội và chế định:
– Tổ chức thiết chế xã hội: là các tổ chức, cơ quan được xây dựng, thành lập, hoạt động trong xã hội theo quy định của pháp luật. Trong đó, các tổ chức được thành lập, nhằm điều chỉnh để hướng đến cộng đồng, đến xã hội.
– Chế định: là hệ thống các quy phạm pháp luật được nhà nước ban hành hay thừa nhận. Chế định được ban hành để điều chỉnh hoạt động của các chủ thể trong định chế. Và từng đối tượng mang tính cá nhân, các công dân là chủ thể được điều chỉnh.
2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
Định chế tiếng Anh là Institutions.
3. Các loại định chế?
Có nhiều định chế cùng tồn tại trong xã hội hiện nay. Việc xác định dựa trên lĩnhh vực, khía cạnh quản lý và điều chỉnh trong hoạt động của nhà nước Bao gồm:
– Định chế chính trị:
Là tổng hoà các phương thức quan hệ và các thiết chế xã hội – chính trị và hệ thống các chế định tương ứng.
Trong đó, các thiết chế xã hội – chính trị phải kể đến như:
+ Các chính đảng.
+ Các tổ chức nhà nước và bộ máy nhà nước.
+ Các đoàn thể chính trị của quần chúng nhân dân,…
– Định chế xã hội cộng đồng cư dân:
Là hình thức tập hợp dân cư theo tính chất phân chia, xác lập mối quan hệ, ràng buộc nhất định cùng với hệ thống các chế định xã hội tương ứng.
Trong đó, việc tập hợp dân cư được thực hiện theo các hình thức, tính chất sau:
+ Theo lãnh thổ cư trú như thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố.
+ Theo dòng họ và gia đình như chi tộc, đại gia tộc,…
– Định chế xã hội phi chính phủ:
– Bao gồm tất cả các tổ chức phi chính phủ cùng với hệ thống các chế định xã hội tương ứng.
– Trong đó, để được xác định là tổ chức phi chính phủ cần có các đặc điểm thể hiện bên dưới:
+ Không thuộc bộ máy hành chính nhà nước.
+ Không hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận.
+ Không theo đuổi mục tiêu chính trị.
+ Được lập ra một cách tự nguyện, hợp pháp.
+ Có tư cách pháp nhân theo luật định.
– Có ba dạng chủ yếu của định chế xã hội phi chính phủ:
+ Tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc gia;
+ Tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc tế;
+ Tổ chức phi chính phủ mang tính chất chính phủ.
– Định chế xã hội tôn giáo, tín ngưỡng:
Bao gồm những tổ chức và thành viên được hình thành và hoạt động theo những chế định xã hội đặc biệt. Qua đó phản ánh bản chất, chức năng xã hội của tôn giáo, tín ngưỡng. Các định chế nhằm điều chỉnh, tác động cũng như đóng góp trong quản lý và tổ chức hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng.
– Định chế kinh tế:
Bao gồm toàn bộ các tổ chức kinh tế được hình thành trong đời sống xã hội cùng với hệ thống các chế định xã hội tương ứng.
4. Mối quan hệ giữa định chế và chế định:
4.1. Chế định là gì?
Chế định là tập hợp một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm giống nhau để điều chỉnh về nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong phạm vi một ngành luật hoặc nhiều ngành luật. Khi đó, các chế định mang tính cụ thể hóa các quy định trong hoạt động quản lý nhà nước.
Các ngành luật được xây dựng nhằm triển khai cụ thể, toàn diện tính chất quản lý nhà nước. Do đó chế định mang tính cụ thể hóa của định chế.
– Chế định có thể được hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp.
+ Nghĩa chung và rộng là những yếu tố cấu thành cơ cấu pháp lý của thực tại xã hội. Khi đó mang đến các bao quát, đặc trưng của từng ngành luật hoặc các ngành luật khác nhau. Cũng như thấy được bản chất ý nghĩa của nhóm quy phạm pháp luật.
+ Nghĩa hẹp là tổng thể các quy phạm, quy tắc của một vấn đề pháp lý. Từ đó triển khai cụ thể các quy định, nguyên tắc hay quyền và nghĩa vụ mà chủ thể phải thực hiện.
Chế định pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội gần gũi, có cùng tính chất trong phạm vi mỗi ngành luật vốn bao gồm nhiều chế định. Trong một ngành luật, các chế định sẽ được xác định cụ thể để thấy được đặc trưng, bản chất của ngành luật đó.
Ví dụ:
– Ngành luật dân sự có các chế định pháp luật như:
+ Chế định quyền sở hữu.
+ Chế định thừa kế.
+ Chế định quyền tác giả.
+ Chế định hợp đồng,…
– Ngành luật hình sự có những chế định như:
+ Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người;
+ Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
+ Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân,…
Qua đó xác định các nhóm tội khi mà xâm phạm đến các nhóm chủ thể khác nhau trong quản lý, điều chỉnh của pháp luật. Cũng như mang đến sự tổng quát, chi tiết trong hiệu quả triển khai của công tác quản lý nhà nước.
4.2. Mối quan hệ giữa định chế và chế định:
Định chế:
Như nội dung đã phân tích ở trên, định chế là tổng hoà giữa hệ thống tổ chức thiết chế xã hội với hệ thống các chế định điều tiết cá nhân và cộng đồng theo những dạng thức quan hệ tương ứng. Từ đó cho thấy phạm vi quản lý, điều chỉnh rộng lớn hơn.
Trong một định chế sẽ có hai yếu tố hợp thành là tổ chức thiết chế xã hội và chế định. Từ đó bao quát, điều chỉnh và tác động đến việc hình thành chế định.
Nhận xét:
Như vây, có thể thấy định chế bao quát gồm cả chế định. Một chế định được coi là định chế nhưng không có sự đảm bảo theo chiều ngược lại. Chế định là một yếu tố cấu thành nên định chế.
Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng lại mang ý nghĩa bổ trợ và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Bởi trên phương diện xây dựng pháp luật, việc phân chia đảm bảo cho hiệu quả triển khai quản lý. Và nhờ có chế định mà các định chế được cụ thể hóa trong thực tế.
Bản chất của định chế, chế định:
Như vậy, cần phân biệt tổ chức và chế định với định chế. Qua đó hiểu được bản chất của tính cấu thành, hình thành cũng như mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau của định chế và chế định. Vì bản chất tổ chức và chế định là hai yếu tố cấu thành nên định chế. Một yếu tố là tập con, được bao quát bởi thuật ngữ còn lại.
Dựa trên bản chất, đặc điểm và cách gọi tên của các thuật ngữ, ta có thể thấy vai trò bổ trợ, liên hệ lẫn nhau giữa định chế và chế định như sau:
– Nếu chỉ có hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh về một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống (hay chế định) mà không có sự xuất hiện của tổ chức hoạt động về lĩnh vực đó (hay tổ chức thiết chế xã hội) thì không thể hình thành nên một định chế trong xã hội. Tức là chỉ có các quy địhh hay quy tắc mang tính riêng lẻ, dời dạc sẽ không thể thống nhất để mang đến hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
– Và ngược lại, nếu có sự xuất hiện của tổ chức mà không có chế định điều chỉnh về hoạt động của tổ chức đó thì cũng không thể hình thành nên một định chế. Khi đó không có trật tự, không có nguyên tắc, quy phạm bắt buộc thực hiện và điều chỉnh trên từng hoạt động thực tế. Sẽ rất khó để có được hiệu quả quản lý nhà nước, mang đến tính tập thể và tìm kiếm hiệu quả chung trong xã hội.
5. Ví dụ về định chế:
Nhà nước vừa là một định chế chính trị, vừa đóng vai trò là trung tâm kết nối, điều tiết các định chế khác trong xã hội giúp xã hội tồn tại và hoạt động một cách bình thường. Bởi nhà nước có sức mạnh, tiềm lực và uy tín trong xã hội. Dựa trên hoạt động được nhà nước quản lý, điều hành hay cho phép thực hiện mà điều kiện xã hội mới được đa dạng.
Về phương diện chế định:
Định chế nhà nước bao gồm hệ thống các văn bản pháp lý như:
+ Hiến pháp.
+ Các bộ luật.
+ Các văn bản dưới luật.
+ Các pháp lệnh, nghị định có liên quan đến những vấn đề trọng đại của quốc gia dân tộc cũng như của từng địa phương.
Từ đó điều chỉnh, hướng dẫn hiệu quả và chi tiết trong từng hoạt động và lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
Về phương diện tổ chức thiết chế:
Định chế nhà nước bao gồm các thể chế tương ứng như:
+ Quốc hội.
+ Chính phủ.
+ Toà án.
+ Viện kiểm sát.
+ Hội đồng nhân dân.
+ Ủy ban nhân dân,…
Việc phân công, phối hợp giúp các cơ quan nhà nước hoạt động độc lập trong sự giám sát lẫn nhau. Cũng như đóng góp chung trong quản lý, xây dựng bộ máy nhà nước.
Hai phương diện trong hoạt động của bộ máy nhà nước:
Cả hai phương diện này hợp thành một hệ thống cấu trúc xác định, thể hiện các giá trị và ý nghĩa trong tổ chức bộ máy:
+ cho phép nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
+ Vừa đóng vai trò là một bên quan hệ.
+ Vừa là yếu tố quyết định việc xác lập cơ chế quan hệ giữa nó với các định chế xã hội khác.
+ Cũng như chi phối sâu sắc mối quan hệ giữa các định chế xã hội khác nhau. Nhất là về phương diện quản lý nhà nước bằng pháp luật.