Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin cung cấp cho quý khách hàng điều kiện về các điều kiện khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của pháp luật hiện nay.
Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin cung cấp cho quý khách hàng điều kiện về các điều kiện khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của pháp luật hiện nay như sau:
2.1 Điều kiện về chủ thể khởi kiện
Là các chủ thể theo quy định của pháp luật được tham gia vào quan hệ pháp luật TTDS, gồm cá nhân; cơ quan; tổ chức; hộ gia đình; tổ hợp tác đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định.
2.2. Vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
Đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất: Điều 136 “Luật đất đai năm 2013” quy định với tranh chấp về quyền sử dụng đất phải hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn trước khi khởi kiện ra tòa án. Như vậy các tranh chấp về quyền sử dụng đất chỉ sau khi hòa giải tại cơ sở mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì mới được khởi kiện ra tòa án yêu cầu giải quyết.
Đối với tranh chấp lao động: Trường hợp tranh chấp lao động cá nhân, TAND giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân mà hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động hòa giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn luật định. Tuy nhiên, những tranh chấp lao động cá nhân sau đây TAND giải quyết mà không bắt buộc phải qua hòa giải tại cơ sở: Tranh chấp về xử lí kỉ
Đối với doanh nghiệp không được tiến hành đình công trong trường hợp về tranh chấp lao động tập thể thì do Hội đồng trọng tài lao động giải quyết. Nếu một hoặc cả hai bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài thì có quyền yêu cầu TAND giải quyết (Điều 175 BLLĐ).
Đối với tranh chấp về bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra: Theo quy định của Luật về bồi thường Nhà nước năm 2009, trường hợp cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lí hành chính, tố tụng, thi hành án và có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật thì có quyền yêu cầu cơ quan có trách nhiệm bồi thường giải quyết việc bồi thường. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn ra quyết định giải quyết bồi thường mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường không ra quyết định hoặc kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định nhưng không đồng ý thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết bồi thường. Người bị thiệt hại không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường trong trường hợp quyết định giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật. Như vậy đương sự chỉ có thể khởi kiện tranh chấp bồi thường thiệt hại ra Tòa án sau khi đã yêu cầu cơ quan có trách nhiệm bồi thường giải quyết việc bồi thường mà cơ quan đó không ra quyết định trong thời hạn luật định hoặc họ không đồng ý với quyết định giải quyết đó.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2.3. Sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Để đảm bảo việc thực hiện bản án, quyết định, Điều 168 BLTTDS quy định nếu vụ dân sự đã được tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết bằng một bản án hoặc đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không được khởi kiệnvụ án nữa, trừ các trường hợp sau đây:
-Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc hòa giải đòan tụ thành.
– Bản án, quyết định của Tòa án bác đơn xin ly hôn do không có căn cứ hoặc người chồng xin ly hôn với vợ đã có hiệu lực pháp luật 1 năm.
– Yêu cầu xin thay đổi con nuôi, thay đổi mức độ cấp dưỡng, mức độ bồi thường thiệt hại.
– Vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện
Các trường hợp khác do pháp luật quy định. VD: Trường hợp Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c, e ,g khoản 1 điều 192 BLTTDS bao gồm: người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện, nguyên đơn được triệu tập hợp lệ mà đến lần thứ 2 vẫn vắng mặt, đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó thì đương sự có quyền khởi kiện lại (khoản 1 điều 193 BLTTDS).
Trong thực tiễn công tác, nếu sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà các đương sự không đồng ý mà vẫn tiếp tục khởi kiện, Tòa án sẽ căn cứ theo quy định trả đơn khởi kiện cho họ.
2.4. Điều kiện về thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (khoản 1 Điều 159 BLTTDS). Theo quy định tại điều 160 “Bộ luật dân sự năm 2015”, riêng đối với yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc sở hữu nhà nước yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
2.5. Các điều kiện khác mà pháp luật nội dung có quy định
Để giải quyết triệt để các mâu thuẫn phát sinh trong xã hội, pháp luật quy định đối với một số quan hệ pháp luật đặc thù thì cần phải đáp ứng một số điều kiện riêng biệt thì tòa án mới thụ lý giải quyết vụ án. Đó là các điều kiện mà pháp luật nội dung có quy định cụ thể.