Điều kiện và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố chết. Thủ tục tuyên bố một người bị chết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Sự tồn tại của cá nhân bao giờ cũng nằm trong mối quan hệ với nhiều cá nhân trong cộng đồng xã hội. Vì thế khi thiếu vắng sự hiện diện của họ sẽ làm thay đối quá trình tồn tại và phát triển của các quan hệ mà họ đang tham gia. Khi cá nhân chết thì tư cách chủ thể của họ hoàn toàn chấm dứt trong thực tế. Vì vậy, các quan hệ pháp luật mà họ tham gia đương nhiên chấm dứt (hoặc có sự xáo trộn về chủ thể). Chế định tuyên bố chết trong Bộ luật Dân sự có ý nghĩa quan trọng. Vì trong quan hệ dân sự mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các cá nhân gắn bó chặt chẽ với nhau, việc một người vắng mặt lâu ngày ở nơi cư trú trong một thời gian dài mà không có tin tức chứng minh rằng người đó còn sống hay đã chết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chủ thể liên quan khác. Điều kiện và hậu quả pháp lí của chế định bày nhằm giúp cho các giao lưu dân sự được diễn ra thông suốt, bảo vệ được quyền và lợi ích của những người liên quan và của chính người vắng mặt…
Theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
“Điều 71. Tuyên bố chết
1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu
Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của
Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.
3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch”.
1. Điều kiện để tuyên bố cá nhân chết.
Đây là một chế định đặc biệt nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân cũng như các chủ thể khác liên quan. Cái chết của cá nhân là sự kiện pháp lí làm chấm dứt tư cách chủ thể của cá nhân. Nhưng cái chết đó phải xác định một cách chính xác và theo quy định của pháp luật phải được khai tử. Hiện nay, trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau không thể xác định được người đó còn sống hay đã chết. Để tránh trường hợp biệt tích vẫn còn sống nhưng đã bị tòa án tuyên bố là đã chết. Chính vì vậy, trước khi đưa ra quyết định tuyên bố một người đã chết thì tóa án phải xem xết những điều kiện sau:
Thứ nhất, đã qua thời hạn quy định mà cá nhân đó vẫn không có tin tức là còn sống. Theo quy định tại Điều 144 Bộ Luật Dân sự 2015 thì”
“Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác”.
Theo điều kiện trên tòa án chỉ tuyên bố một cá nhân đã chết nếu qua thời hạn luật định mà họ vẫn không có tin tức là còn sống. Thời hạn đó là khoảng thời gian bao nhiêu sẽ được xác định tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Trường hợp tuyên bố chết thông qua thủ tục tuyên bố mất tích là sau ba năm kể từ thời điểm quyết định tuyên bố mất tích có hiệu lực pháp luật mà không có tin tức xác thực là còn sống hoặc biệt tích trong chiến tranh sau năm năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà không có thông tin xác thực là còn sống. Trong trường hợp tuyên bố một người là đã chết trong tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau hai năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống. Nếu là tuyên bố chết đối với người biệt tích lâu ngày mà chưa qua thủ tục tuyên bố mất tích thì phải qua thời hạn là năm năm kể từ ngày, tháng, năm biết được tin tức cuối cùng về sự sống còn của họ. Trong trường hợp này thời điểm bắt đầu để tính thời hạn năm năm là ngày có tin tức cuối cùng về người đó. Nếu không xác định được ngày thì tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo có tin tức cuối cùng, nếu không xác định được ngày, tháng thì tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo có tin tức cuối cùng.
Thứ hai, phải thông qua thủ tục tìm kiếm.
Việc
Mặc dù Bộ Luật Dân sự không quy định điều này nhưng nhiều ý kiến cho rằng không thể thiếu được điều này khi muốn tuyên bố một người đã chết. Bởi lẽ qua thủ tục này có thể nâng cao tính xác thực trong quyết định của Tòa án. Mặt khác, về nguyên tắc, Tòa án chỉ được phép tuyên bố một người là đã chết khi họ “vẫn không có tin tức là còn sống”.
Qua việc phân tích ở trên cho ta thấy rằng, việc
Đối với trường hợp này, có trường hợp cho rằng đã được thực hiện trong thủ tục tố tụng trong khi tuyên bố người đó mất tích nên khi tuyên bố là họ đã chết thì không cần thực hiện lại nữa.
Thứ ba, cần phải có yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan.
Người có quyền, lợi ích liên quan là những người có mối liên hệ nào đó (hôn nhân gia đình, quan hệ hành chính, quan hệ lao động, quan hệ dân sự…) với người vắng mặt mà sự vắng mặt của người đó ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.
– Về mặt thủ tục: người yêu cầu tuyên bố cá nhân chết phải thông báo tìm kiếm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
– Có yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan.
Người có quyền và lợi ích liên quan có yêu cầu gửi đến Tòa án, yêu cầu Tòa án tuyên bố cá nhân chết.
Mục đích của việc tuyên bố chết đối với một cá nhân là tạo ra cơ sở pháp lí để những người nói trên có thể bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Chẳng hạn một chủ nợ yêu cầu Tòa án tuyên bố một người (vốn là một con nợ của mình) là đã chết khi họ đã biệt tích lâu ngày nhằm thu hồi khoản nợ từ tài sản mà người đó để lại theo quy điịnh của pháp luật về thừa kế.
Mặt khác, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự thì Tòa án chỉ thụ lí vụ việc khi có đơn khởi kiện của đương sự. Vì vậy, Tòa án chỉ có thể ra quyết định tuyên bố một cá nhân chết khi có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.
Thứ tư, chỉ tuyên bố một người là đã chết nếu không nằm trong tình trạng bị truy nã theo lệnh truy nã của cơ quan điều tra.
Trong thục tế, có nhiều trường hợp cá nhân bỏ trốn sau khi thực hiện hành vi phạm tội nhằm trốn tránh sự trừng trị của pháp luật vì vậy cơ quan điều tra đã ra lệnh truy nã đối với họ. Tình trạng trên sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của một số ngời nhất định vì vậy họ sẽ yêu cầu Tòa án tuyên bố cá nhân đó đã chết để bảo vệ và thực hiện quyền lợi của mình. Nếu chỉ vì vậy mà Tòa án tuyên bố người đó đã chết thì vụ án hình sự sẽ phải đình chỉ và cơ quan điều tra phải đình nã. Kể từ khi quyết định của tòa án tuyên bố một người đã chết có hiệu lực pháp luật thì mọi quan hệ nhân than, quan hệ tài sản của người đó sẽ được giải quyết đối với người đã chết. Chính vì vậy, việc tuyên bố chết đối với người bỏ trốn sẽ gây trở ngại đố với quá trình điều tra, khởi tố vụ án.
>>> Luật sư
2. Hậu quả pháp lí đối với người bị tuyên bố là đã chết.
Theo quy định tại Điều 72 Bộ Luật Dân sự 2015:
“Điều 72. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết
1. Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.
2. Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế”.
Việc tuyên bố một người là đã chết gây ra các hậu quả pháp lí như sau:
– Tư cách chủ thể của người bị ra quyết định tuyên bố chết là đã chết chấm dứt hoàn toàn. Tức là, tính từ thời điểm quyết định của Tò án có hiệu lực thì cá nhân đó không thẻ tham gia vào bất cứ quan hệ dân sự nào với tư cách là một chủ thể của quan hệ đó.
– Về quan hệ nhân thân: quan hệ về hôn nhân gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân của cá nhân bị tuyên bố chết chấm dứt. Nếu vợ, chồng của cá nhân bị tuyên bố chết kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật. Các quan hệ nhân thân khác như các quan hệ về ten goi, danh dự, nhân phẩm.. hay các quan hệ gắn với tài sản như quyền tác giả về tác phẩm văn học, quyền tác giả về phát minh sáng chế ..cũng được giải quyết như đối với người đã chết, tức là chấm dứt các quan hệ đó.
– Về quan hệ tài sản: được giải quyết như đối với người đã chết, tài sản của người bị tuyên bố là đã chết được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế. Tức là khi quyết định tuyên bố chết của Tòa án đối với một người có hiệu lực pháp luật thì thời điểm đó cũng là thời điểm mở thừa kế. Đồng thời đó cũng là thời điểm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế. Trường hợp người bị tuyên bố chết chưa giải quyết xong nghĩa vụ tài sản với chủ thể nào đó thì những người được hưởng thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ đó trong phạm vi tài sản của người tuyên bố chết để lại.