Kiện đòi lại tài sản là gì? Điều kiện kiện đòi lại tài sản là động sản theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015? Những yêu cầu chung trong việc đòi lại tài sản đối với nguyên đơn? Hồ sơ khởi kiện để kiện đòi lại tài sản? Quy trình giải quyết đối với việc kiện đòi lại tài sản?
Tài sản có những giá trị quan trọng đối với mỗi một chủ thể. Chính bởi vì vậy mà pháp luật nước ta đã ban hành các quy định cụ thể để đảm bảo quyền đối với tài sản của các chủ sở hữu tài sản đó. Khi tài sản của các cá nhân hay tổ chức bị xâm phạm thì căn cứ vào tính chất, hành vi của hành vi thì các chủ thể bị xâm phạm có thể kiện đòi lại tài sản tới cơ quan Toà án có thẩm quyền theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật Việt Nam quy định cụ thể. Vậy, kiện đòi lại tài sản là gì và có nội dung như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về điều kiện, trình tự thủ tục, hồ sơ để kiện đòi lại tài sản trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Kiện đòi lại tài sản là gì?
Kiện đòi lại tài sản là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu cơ quan tòa án buộc người có hành vi chiếm hữu bất hợp pháp đối với tài sản phải trả lại tài sản cho mình theo đúng quy định của pháp luật. Đòi lại tài sản là một trong những phương thức được pháp luật quy định nhằm mục đích để bảo vệ quyền của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó.
Quyền đòi lại tài sản được quy định cụ thể tại Điều 166
“Điều 166. Quyền đòi lại tài sản
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu; Người sử dụng tài sản; Người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó”
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản sẽ có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Tuy nhiên, đối với những tài sản đang được chiếm hữu bởi chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản đó. Kiện đòi lại tài sản là một trong các phương thức bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
Quyền sở hữu tài sản là quyền dân sự của chủ sở hữu đối với tài sản đó được pháp luật bảo hộ. Cần lưu ý đối với trường hợp tài sản của chủ sở hữu đang do người khác chiếm hữu không dựa trên sự định đoạt ý chí của chủ sở hữu của tài sản đó thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu người đang thực tế chiếm hữu tài sản có nghĩa vụ trả lại tài sản cho mình theo đúng quy định của pháp luật dân sự.
2. Điều kiện kiện đòi lại tài sản là động sản theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 :
Bộ luật dân sự năm 2015 đã đưa ra quy định về việc quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình như sau:
“Điều 167. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp; bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật dân sự thì điều kiện để kiện đòi lại tài sản không phải đăng kí quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình như sau:
– Tài sản rời khỏi chủ sở hữu không thông qua hình thức là hợp đồng hợp pháp.
– Các chủ thể là người thực tế đang chiếm hữu tài sản hay sử dụng tài sản đó không có căn cứ do pháp luật Việt Nam quy định.
– Chủ sở hữu phải chứng minh được tài sản bị chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là tài sản của mình
– Tài sản là đối tượng của việc khởi kiện chưa bị xác lập quyền sở hữu ( không thuộc trường hợp chủ sở hữu không được đòi lại động sản).
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì để kiện đòi lại tài sản không phải đăng kí quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình các chủ thể cần đáp ứng các điều kiện cụ thể nêu trên. Việc đảm bảo các điểu kiện này góp phần quan trọng để các đương sự trong vụ việc dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trong trường hợp khi bị đơn là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình mà tài sản là động sản không phải đăng kí quyền sở hữu như thông qua một giao dịch có đền bù (mua bán) và theo ý chí của người chiếm hữu có căn cứ pháp luật như người mượn, thuê,.. của chủ sở hữu. Đối với các trường hợp này, chủ sở hữu không được kiện đòi lại tài sản ở người đang thực tế chiếm hữu. Chủ sở hữu sẽ kiện người mình đã chuyển giao tài sản theo hợp đồng bồi thường thiệt hại vì đây là trách nhiệm theo hợp đồng đã được giao dịch trước đó.
Còn trong trường hợp khi mà bị đơn là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình đối với bất động sản và tài sản phải đăng kí quyền sở hữu thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu đòi lại tài sản. Bởi vì đối với những tài sản này, người mua chỉ có quyền sở hữu khi sang tên đăng kí chuyển quyền sở hữu từ người chủ sở hữu.
Chủ sở hữu được lấy lại tài sản khi có đủ các yếu tố như sau:
– Tài sản rời khỏi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp ngoài ý chí của họ hoặc theo ý chí của họ nhưng người thứ ba có vật thông qua giao dịch không đèn bù ( cho, tặng, thừa kế theo di chúc)
– Chủ thể là người thưc tế đang chiếm giữ tài sản là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình.
– Tài sản hiện đang còn trong tay người chiếm giữ bất hợp pháp.
– Tài sản không là bất động sản hoặc động sản phải đăng kí quyền sở hữu, trừ trường hợp có quy định khác.
3. Những yêu cầu chung trong việc đòi lại tài sản đối với nguyên đơn:
Các chủ thể là người kiện đòi lại tài sản phải là chủ sở hữu đối với tài sản đó và cần phải chứng minh quyền sở hữu của mình đối với tài sản đang bị bị đơn chiếm giữ bất hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật. Nguyên đơn cũng có thể là người có quyền khác đối với tài sản thông qua những căn cứ xác lập quyền được pháp luật quy định cụ thể.
Về nguyên tắc chung, các tài sản đang bị bị đơn chiếm giữ bất hợp pháp đã rời khỏi chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản ngoài ý chí của những người này thì chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản sẽ có quyền đòi lại tài sản từ người đang chiếm hữu bất hợp pháp tài sản đó.
Đối với các chủ thể là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và không ngay tình sẽ sẽ phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người có quyền khác với tài sản. Khi lấy lại được tài sản đó thì chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản không phải bồi thường một khoản tiền nào, trừ trường hợp người chiếm hữu không ngay tình phải bỏ ra chi phí hợp lí để sửa chữa tài sản, làm tăng giá trị của tài sản.
4. Hồ sơ khởi kiện để kiện đòi lại tài sản:
Số lượng:
01 bộ hồ sơ.
Thành phần hồ sơ:
– Thứ nhất: các loại tài liệu chứng minh nhân thân trong quá trình khởi kiện của người bị xâm phạm về tài sản: chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người khởi kiện, của các đương sự trong vụ việc và các đối tượng liên quan khác.
– Thứ hai: Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và đúng yêu cầu pháp luật.
– Thứ ba: Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho lỗi hay sự vi phạm nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch.
– Thứ tư: Bản kê khai tài liệu kèm theo đơn khởi kiện đòi tài sản.
– Thứ năm: Biên lai đã nộp lệ phí hoặc tiền tạm ứng án phí theo đúng quy định pháp luật.
– Thứ sáu: Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh nội dung tranh chấp khác.
Cần lưu ý rằng đối với các tài liệu được nêu trên nếu được viết bằng tiếng nước ngoài thì trước khi nộp đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần được dịch sang tiếng Việt do các tổ chức, cơ quan có chức năng dịch thuật kèm theo bản gốc.
Các bản tài liệu khác nếu được nộp bằng bản sao thì cần được xác nhận sao y bản chính theo đúng quy định.
5. Quy trình giải quyết đối với việc kiện đòi lại tài sản:
Bao gồm các bước cơ bản sau đây:
– Bước đầu tiên: Các chủ thể có yêu cầu nộp đơn, hồ sơ khởi kiện.
– Bước thứ 2: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý đơn khởi kiện.
Kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện trong thời hạn ba ngày làm việc, Chánh án toà án nơi tiếp nhận đơn khởi kiện phân công một thẩm phán thực hiện xem xét nội dung đơn khởi kiện.
Kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện trong thời hạn năm ngày làm việc, Thẩm phán xem xét nội dung đơn khởi kiện và đưa ra một trong số các quyết định sau đây:
+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.
+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục do pháp luật quy định.
+ Chuyển đơn khởi kiện cho cơ quan Toà án có thẩm quyền giải quyết và
+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện trong trường hợp vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan Toà án.
– Bước thứ ba: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra thông báo nộp tạm ứng án phí.
– Bước thứ tư: Các chủ thể có yêu cầu nộp biên lai tạm ứng án phí cho cơ quan Toà án, thẩm phán phụ trách ban hành quyết định thụ lý đối với vụ việc tới các đương sự và Viện kiểm sát.
– Bước thứ năm: Các bên đương sự đưa ra ý kiến đối với nội dung khởi kiện trong thời hạn mười năm ngày kể từ ngày các bên đương sự nhận được thông báo.
– Bước cuối cùng: Quyết định đưa vụ án ra xét xử.