Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định tại Luật đấu giá tài sản. Dưới đây là bài phân tích về điều kiện, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Các loại tài sản được đấu giá và nguyên tắc đấu giá tài sản:
Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định tại Luật đấu giá tài sản.
1.1. Các loại tài sản được đấu giá:
Theo quy định tại Điều 4
+ Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
+ Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật;
+ Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
+ Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;
+ Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
+ Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành
+ Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
+ Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
+ Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;
+ Tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
+ Tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;
+ Tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
+ Tài sản là quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;
+ Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
+ Tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá.
Như vậy, đối với các loại tài sản nêu trên, cơ quan chức năng có thẩm quyền, các tổ chức, cá nhân có quyền thực hiện bán đấu giá.
– Theo quy định của Khoản 2 Điều 4
1.2. Nguyên tắc đấu giá tài sản:
Theo quy định tại Điều 6 Luật đấu giá tài sản 2016, việc đấu giá tài sản được thực hiện dựa trên những nguyên tắc sau đây:
– Nguyên tắc 1: Đấu giá tài sản được thực hiện dựa trên nguyên tắc tuân thủ quy định của pháp luật.
– Nguyên tắc 2: Hoạt động đấu giá tài sản phải bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan.
– Nguyên tắc 3: Khi tiến hành đấu giá tài sản, các chủ thể chịu trách nhiệm liên quan phải bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên.
– Nguyên tắc 4: Về nguyên tắc thực hiện, cuộc đấu giá phải do đấu giá viên điều hành, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện.
2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá:
Để được cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá (trở thành đấu giá viên), các cá nhân phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 10 Luật đấu giá tài sản 2016 như sau:
– Điều kiện 1: Đấu giá viên phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
– Điều kiện 2: Đấu giá viên phải là các cá nhân có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
– Điều kiện 3: Muốn trở thành đấu giá viên, các cá nhân phải tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá (trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá).
+ Điều 11 quy định về khóa đào tạo nghề đấu giá như sau: Cá nhân là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có thời gian làm việc trong lĩnh vực được đào tạo từ 03 năm trở lên được tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá. Thời gian khóa đào tạo nghề đấu giá là 06 tháng. Người hoàn thành khóa đào tạo nghề đấu giá được cơ sở đào tạo nghề đấu giá cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá.
+ Theo quy định tại Điều 12 Luật đấu giá 2016, các đối tượng sau đây được miễn đào tạo nghề đấu giá: Người đã là luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, quản tài viên, trọng tài viên có thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên. Hoặc cá nhân là người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên.
– Điều kiện 4: Để trở thành đấu giá viên, cá nhân phải đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.
Trên đây là các điều kiện theo quy định của pháp luật về đấu giá viên. Chỉ khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện nêu trên, các cá nhân mới trở thành đấu giá viên, đồng thời được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá.
3. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá:
3.1. Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật đấu giá tài sản 2016, các cá nhân đủ điều kiện để trở thành đấu giá viên sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá để gửi lên cơ quan chức năng có thẩm quyền. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm các giấy tờ, tài liệu cụ thể sau đây:
– Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá;
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá;
– Văn bản xác nhận đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá;
– Phiếu lý lịch tư pháp;
– Một ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm.
Việc chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ giấy tờ, tài liệu nêu trên là điều kiện cần để cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, xác định xem các cá nhân này có đảm bảo tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ hành nghề hay không. Đồng thời, đây cũng là nguồn thông tin để cơ quan có thẩm quyền lưu trữ đối với các đấu giá viên (nếu đảm bảo điều kiện).
3.2. Trình tự cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá:
Để được cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá, các cá nhân cần trải qua các bước sau đây:
– Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ.
Các cá nhân đầy đủ điều kiện để trở thành đấu giá viên sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá với đầy đủ các giấy tờ, tài liệu (như đã phân tích ở phần mục trên) đến Bộ Tư pháp và nộp phí theo quy định của pháp luật.
– Bước 2: Nhận hồ sơ.
Bộ tư pháp sẽ tiếp nhận hồ sơ mà các cá nhân gửi lên.
– Bước 3: Cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ tư pháp sẽ từ chối cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá. Khi từ chối phải
Người bị từ chối cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Người có Chứng chỉ hành nghề đấu giá được Sở Tư pháp cấp Thẻ đấu giá viên theo đề nghị của tổ chức đấu giá tài sản nơi người đó hành nghề.
Trên đây là quy trình, thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá theo quy định của pháp luật. Có thể thấy, khi đảm bảo điều kiện để trở thành đấu giá viên, các cá nhân có thể làm hồ sơ xin được cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá. Cơ quan chức năng có thẩm quyền (bộ tư pháp) sẽ dựa vào hồ sơ mà các cá nhân này gửi lên để xét duyệt và đưa ra quyết định cấp chứng chỉ hành nghề.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật đấu giá tài sản 2016.