Xuất khẩu gạo là một trong những ngành nghề được chú trọng phát triển hiện nay khi Việt Nam là một trong những nước đứng top đầu thế giời về lượng xuất khẩu gạo. Để kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận xuất khẩu gạo, thương nhân cần đảm bảo quy định pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nội dung này.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo:
Việt Nam là một nước có nền văn minh lúa nước lâu đời thiên nhiên tạo hóa cho ta khí hậu đất đai khá thuận lợi cho việc phát triển các loại lúa nước thu được năng xuất cao. Tuy nhiên vì khí hậu khá khắc nghiệt cũng như giá thóc gạo luôn lên xuống hay chất lượng gạo nước ta còn chưa đồng đều đầu ra còn chưa được đảm bảo. Vì vậy nhà nước khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo điều chỉnh một số cơ chế để phù hợp tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú với nhiều mặt hàng gạo xuất khẩu chủ yếu như gạo thơm các loại, gạo cao cấp, gạo nếp, gạo janopica…Các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng đến việc nâng cao chất lượng gạo, truy xuất nguồn gốc và hướng đến đáp ứng các tiêu chuẩn cao của các thị trường xuất khẩu thông qua việc đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu, quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn. Phát triển theo hướng tăng tỉ trọng các loại gạo có giá trị gia tăng cao, giảm tỷ trọng các loại gạo phẩm cấp thấp.
Để đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, thương nhân được đăng ký kinh doanh và thành lập theo quy định của pháp luật về kinh doanh xuất nhập khẩu gạo khi thoả mãn những điều kiện như sau:
+ Cần có ít nhất 01 kho chuyên dùng để trữ thóc, gạo phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền công bố theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (Kho chứa, xay, nấu thóc, cơ sở rang gạo nếu đảm bảo điều kiện này phải là tài sản của một là thương nhân hoặc do thương nhân thuê của cá nhân tổ chức khác, có thoả thuận thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời gian thuê tối thiểu 05 năm; Chú ý: Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho mượn các kho chứa, cơ sở chế biến thóc, gạo, xay, rửa đã tự kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận của mình gửi thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận);
+ Có ít nhất một cơ sở chế biến thóc, gạo hoặc 01 cơ sở xay, xát phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở chế biến thóc, gạo, xay, xát do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Chú ý:
Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không yêu cầu đảm bảo về điều kiện kinh doanh khi xuất khẩu những loại gạo trên không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông và có nghĩa vụ ký quỹ theo quy định pháp luật.
Thương nhân kinh doanh gạo gạo đồ, hữu cơ, gạo tăng vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần nộp cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định ban hành theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo này đáp ứng với những tiêu chí, phương pháp đánh giá được Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu.
2. Trình tự kiểm tra cấp chứng nhận xuất khẩu gạo:
Giai đoạn 1: Thương nhân tự kê khai hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã kê khai, về các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận và việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Giai đoạn 2: Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở chế biến thóc, gạo, xay, xát để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân sau khi doanh nhân được cấp Giấy chứng nhận.Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra là thời hạn cho Sở Công Thương báo cáo Bộ Công Thương kết quả kiểm tra bằng văn bản, gửi kèm theo biên bản kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý vi phạm (nếu có).
Giai đoạn 3: Theo đột xuất hoặc kế hoạch định kỳ hàng năm Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để kiểm tra công tác hậu kiểm và việc duy trì đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân. Công tác kiểm tra rất quan trọng và phải bất ngờ để đảm bảo chất lượng của sản xuất gạo luôn đảm bảo.
3. Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại nơi có thẩm quyền: Bộ Công Thương có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho thương nhân (cơ sở kinh doanh xuất khẩu gạo).
Một bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo gồm:
a) Đơn đề nghị (theo Mẫu số 01quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này- 01 bản chính);
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
c) Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở chế biến thóc, gạo, xay, xát (trong trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến (trong trường hợp kho chứa, cơ sở chế biến thóc gạo xay, xát, thuộc sở hữu của thương nhân) gồm: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
Thương nhân có thể nộp hồ sơ theo 2 cách:
+ Trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện qua địa chỉ nhận hồ sơ: Bộ Công Thương, số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội hoặc
+ Nộp gián tiếp có thể theo 2 phương thức: hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
Chú ý: Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương, thương nhân có thể nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.
Bước 2: Đợi đến thời hạn xử lí hồ sơ và trả kết quả:
Trong 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ là thời hạn Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP.
Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, trong 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ là thời hạn cho Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Ngoài ra các thương nhân cần lưu ý: Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 05 năm, kể từ ngày cấp. Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thương nhân phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo.
– Việc cấp đổi Giấy chứng nhận mới cho thương nhân để thay thế Giấy chứng nhận sắp hết hiệu lực theo trình tự như sau:
+ Thương nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đến Bộ Công Thương tối thiểu 30 ngày trước ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận.
+ Số lượng bộ hồ sơ, cách thức nộp hồ sơ, thời hạn xem xét, cấp Giấy chứng nhận mới thực hiện theo quy định pháp luật như trên.
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận ở cơ quan có thẩm quyền.
4. Thực trạng kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay:
Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo đã giúp cho việc xuất khẩu gạo dần dần được hình thành một cách hệ thống. Thể chế chính sách xuất khẩu gạo đã từng bước theo hướng dần phù hợp và tự do hóa với quy định của quốc tế, loại bỏ các rào cản gây bất lợi cho các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo. Nghị định 107 được cho là có bước tiến mới trong thể chế, hoàn thiện khung khổ pháp lý cho công tác điều hành xuất khẩu theo hướng mở, tạo ra môi trường minh bạch, hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo và xây dựng thể chế, thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu gạo. Chính sách pháp luật thông thoáng đã tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng thị trường mà không cần ủy thác qua doanh nghiệp khác, đẩy mạnh xuất khẩu các loại gạo cao cấp, gạo đặc sản đang có nhu cầu tiêu thụ lớn từ các thị trường như Trung Quốc, Châu Phi, EU và Tiểu vương quốc A rập thống nhất,…
Theo thống kê của Bộ công thương Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương thì Khối lượng gạo xuất khẩu năm 2021 đạt 6,2 triệu tấn với giá trị đạt 3,2 tỷ USD, giá xuất khẩu bình quân là 526 USD/tấn. Xuất khẩu gạo của Việt Nam chiếm khoảng 12,5 % thị phần xuất khẩu gạo thế giới, đứng sau Ấn Độ và Thái Lan. Hàng hóa gạo của Việt Nam đã xuất khẩu ra 28 thị trường các nước (năm 2021), trong đó châu Á vẫn là khu vực thị trường trọng điểm, chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo; tiếp theo là châu Phi 19%; châu Âu 2%.
Năm 2022, thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam gặp nhiều thuận lợi hơn khi khách hàng mua gạo truyền thống là Philippines tăng nhập khẩu từ 2,9 triệu tấn lên 3,4 triệu tấn. Đồng thời, thị trường Trung Quốc cũng chuyển sang nhập khẩu với khối lượng lớn vào cuối năm.
Theo số liệu thống kê, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 11/2022 ước đạt 600 nghìn tấn với giá trị đạt 296 triệu USD, tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 11/2022 đạt lần lượt 6,69 triệu tấn và 3,24 tỷ USD, tăng 16,3% về khối lượng và tăng 6,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo