Điều kiện hưởng và các đối tượng được hưởng trợ cấp thôi việc. Quy định pháp luật về điều kiện để người tham gia lao động nhận được hưởng trợ cấp thôi việc.
Một trong những quyền lợi quan trọng khi người tham gia lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động đó là có quyền được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc từ phía người sử dụng lao động chi trả. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào người sử dụng lao động cũng phải chi trả khoản trợ cấp này cho người tham gia lao động. Vậy cần những điều kiện gì và đối tượng như nào mới có thể được hưởng loại trợ cấp này từ phía người sử dụng lao động.
Luật sư
Căn cứ Điều 48 “Bộ luật lao động 2019” người tham gia lao động có thời gian làm việc cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên thì sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo các trường hợp dưới đây sẽ được người sử dụng lao động hỗ trợ chi trả trợ cấp thôi việc cho mỗi năm làm việc bằng một nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động đã kí kết:
Thứ nhất, các trường hợp người tham gia lao động được hưởng trợ cấp thôi việc
+ Hợp đồng lao động giữa người tham gia lao động và người sử dụng lao động kí kết hết thời hạn
+ Hợp đồng lao động là hợp đồng làm việc theo công việc và người tham gia lao động đã thực hiện xong
+ Chưa hết hạn hợp đồng nhưng người tham gia lao động và người sử dụng lao động cùng thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng lao động
+ Hợp đồng lao động chấm dứt trong trường hợp người tham gia lao động phải thi hành bản án của Tòa án về chấp hành án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án
+ Người tham gia lao động bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, hoặc người tham gia lao động đã qua đời
+ Người sử dụng lao động đã qua đời, bị mất năng lực hành vi dân sự, hoặc mất tích do Tòa án tuyên bố
+ Người tham gia lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật tại Điiều 37 “Bộ luật lao động 2019”.
+ Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật tại Điều 38 “Bộ luật lao động 2019”.
+ Do người sử dụng lao động tiến hành thay đổi cơ cấu sản xuất, công nghệ, máy móc sản xuất hoặc vì lý do kinh tế xã hội, do chia tách, sáp nhập hay hợp nhất doanh nghiệp, hợp tác xã mà sau khi tiến hành chia tách, sáp nhập hay hợp nhất người sử dụng lao động không thể đáp ứng việc làm cho người tham gia lao động như ban đầu và buộc phải chất dứt hợp đồng lao động với người tham gia lao động
Như vậy, chỉ khi nào người tham gia lao động là một trong những đối tượng thuộc vào các trường hợp nêu trên theo quy định của pháp luật thì mới đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc từ phía người sử dụng lao động chi trả, trong trường hợp người tham gia lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hoặc thời gian tham gia lao động không chuyên cần không thường xuyên làm việc mặc dù tổng số thời gian làm việc của người tham gia lao động đáp ứng đủ điều kiện từ đủ 12 tháng trở lên thì người sử dụng lao động vẫn có quyền không chi trả trợ cấp thôi việc cho người tham gia lao động trong trường hợp này.
Thứ hai, các trường hợp do người tham gia lao động vi phạm và không được chi trả trợ cấp thôi việc
+ Khi người tham gia lao động chấm dứt hợp đồng lao động do người sử dụng xa thải hay tiến hành xử lý vi phạm kỉ luật,vi phạm nội quy,vi phạm quy định vì người tham gia lao động vi phạm quy định,vi phạm nội quy, vi phạm kỉ luật của doanh nghiệp, hợp tác xã thì người tham gia lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc trong thời gian làm việc ghi trong hợp đồng cuối cùng mà người tham gia lao động kí kết với người sử dụng lao động.
+ Người tham gia lao động được cử đi công tác, hay được bầu làm công tác, giữ chức vụ ở cơ quan dân cư, ở bộ máy nhà nước thì ngay sau khi tiến hành thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động họ được quyền hưởng chế độ trợ cấp thôi việc từ phía người sử dụng lao động chi trả.
+ Trường hợp người tham gia lao động là nữ đang trong thời gian mang thai và có giấy khám chữa bệnh của cơ quan có thẩm quyền về việc phải nghỉ công việc đó để chăm soc thai nhi thì sau khi tiến hành thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, phía người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán, chi trả khoản trợ cấp thôi việc cho lao động nữ trong trường hợp này.
+ Trường hợp người sử dụng lao động không đáp ứng được các thỏa thuận như trong hợp đồng đã kí kết với người tham gia lao động về các vấn đề như: không trả lương đúng thời hạn , không đúng số tiền lương như đã cam kết trong hợp đồng, có hành vi ngược đãi,bóc lột sức lao động,quấy nhiễu tình dục với người tham gia lao động thì sau khi người tham gia lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, phía người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thanh toán chi trả trợ cấp thôi việc cho người tham gia lao động theo đúng quy định của pháp luật.
+ Trường hợp người tham gia lao động kí kết hợp đồng là
+ Trường hợp người tham gia lao động kí kết hợp đồng là hợp đồng theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng nhưng trong thời gian làm việc người tham gia lao động bị ốm đau, tai nạn và đã tiến hành chữa bệnh điều trị trong thời gian bằng một phần tư thời hạn theo hợp đồng lao động kí kết mà chưa có khả năng phục hồi tình trạng sức khỏe, khả năng tham gia lao động để tiếp tục tham gia công việc như ban đầu thì người tham gia lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và người sử dụng lao động phải chi trả trợ cấp thôi việc cho người tham gia lao động theo đúng quy định của pháp luật.
Trong hai trường hợp nêu trên khi người tham gia lao động đã hoàn thành việc khám chữa bệnh xong và tình trạng sức khỏe, khả năng tham gia lao động được hồi phục thì người sử dụng lao động có thể cân nhắc,trao đổi với người tham gia lao động về việc kí kết lại hợp đồng lao động.
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp khi chấm dứt hợp đồng lao động người tham gia lao động cũng có quyền được hưởng trợ cấp thôi việc và không phải trong trường hợp nào người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người tham gia lao động. Hi vọng thông qua bài viết này của Luật Dương Gia sẽ giúp bạn đọc nói chung cũng như người tham gia lao động và người sử dụng lao động nói riêng có thêm những thông tin hữu ích về trọ cấp thôi việc và các điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc.
Mục lục bài viết
- 1 1. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo hướng dẫn mới nhất
- 2 2. Phân biệt trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thôi việc
- 3 3. Hưởng trợ cấp thôi việc khi chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu
- 4 4. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc cho người lao động
- 5 5. Trợ cấp thôi việc do công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
1. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo hướng dẫn mới nhất
Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được quy định tại “Bộ luật lao động 2019” và hướng dẫn mới nhất tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Theo đó, xác định các trường hợp chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm và thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm như sau:
1. Các trường hợp chi trả trợ cấp thôi việc
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại Điều 36 Bộ luật lao động trừ Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo Điều 187 Bộ luật lao động; Người lao động bị xử lý kỷ luật
– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động.
2.Các trường hợp chi trả trợ cấp mất việc làm
Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:
– Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;
– Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.
Như vậy theo quy định mới nhất đã hướng dẫn cụ thể, chi tiết những trường hợp chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cũng như thời gian để tính chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm. Yêu cầu đặt ra là người sử dụng cần tuân thủ đúng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp của người lao động.
2. Phân biệt trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thôi việc
– Trợ cấp thôi việc được quy định cụ thể tại Điều 48 “Bộ luật lao động năm 2019”.
Theo đó: Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của “Bộ luật lao động 2019” thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Những trường hợp hợp đồng lao động chấm dứt được dùng làm căn cứ để chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động bao gồm:
“1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
5. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
6.Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
7. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.
8. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.”
– Trợ cấp mất việc làm được quy định cụ thể tại Điều 49 “Bộ luật lao động 2019”.
Theo quy định này, người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
Nghĩa là khi người lao động làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì sẽ được chi trả trợ cấp mất việc làm.
– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
– Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
Ngoài ra, ta cũng cần lưu ý về Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trong một số trường hợp đặc biệt được quy định tại Khoản 4 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:
“a) Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn 18 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương;
b) Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.”
3. Hưởng trợ cấp thôi việc khi chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi tên Nguyễn Thị Lý sinh 12/10/1960. Tôi làm kế toán tại trường tiểu học Tân Ninh, thuộc phòng giáo dục Huyện Quảng Ninh, Tỉnh QB từ tháng 1/1996, đến tháng 11/2015. Hiện nay, tôi đủ 55 tuổi và thời gian tham gia BHXH là 19 năm 9 tháng nên chưa đủ điều kiện nghỉ hưởng chế độ hưu trí (tôi có đề xuất kéo dài thêm 3 tháng làm việc cho đủ 20 năm nhưng không được chấp nhận) nên nhà trường cho tôi thôi việc từ tháng 11/2015(tôi có làm đơn xin hưởng trợ cấp thôi việc nhưng phòng Nội vụ huyện trả lời là không được hưởng trợ cấp thôi việc). Xin hỏi: Trường hợp của tôi có được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc từ không? Nếu được thì tôi cần phải có những giấy tờ gì và đơn vị nào chi trả tiền trợ cấp?
Luật sư tư vấn:
Trường hợp của tôi có được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc từ không?
Tại Điều khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau:
“Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.”
Theo quy định tại điều luật này thì điều kiện để người lao động được hưởng lương hưu đó là người lao động đã đạt độ tuổi ( nam từ đủ 60, nữ từ đủ 55 tuổi) và có thời gian tham gia đóng BHXH là đủ 20 năm. Đối với trường hợp của bạn, bạn đã đủ 55 tuổi nhưng thời gian tham gia đóng BHXH của bạn chưa đủ 20 năm vì thế trong trường hợp này bạn chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Tại khoản 1 Điều 48 “Bộ luật lao động 2019” có quy định về các trường hợp được hưởng trợ cấp thôi việc như sau:
“Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.”
Điều 36 “Bộ luật lao động 2019” có quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.
5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý dokinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.”
Vì bạn chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu nên theo quy định trên, bạn sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc.
Nếu được thì tôi cần phải làm gì và đơn vị nào chi trả tiền trợ cấp?
Trong trường hợp này, người sử dụng lao động cụ thể là trường học mà bạn đã từng công tác phải có trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp thôi việc cho bạn. Vì theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp thôi việc như sau:
“Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 Điều 36 và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động.”
Ngoài ra khoản 5 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP có quy định:
“Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động. Thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm;
c) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.”
Như vậy, trong trường hợp của bạn, nhà trường phải có trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp thôi việc cho bạn sau 7 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động đối với bạn. Việc chi trả tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động được coi là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Nếu sau thời gian trên mà nhà trường không chi trả tiền trợ cấp thôi việc cho bạn theo quy định của pháp luật thì bạn có quyền khiếu nại theo quy định tại Luật Khiếu nại 2011.
4. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc cho người lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm việc tại công ty từ năm 2002. Vừa rồi, tôi đơn phương chấm dứt hợp đồng với công ty, công ty có trả tiền trợ cấp thôi việc nhưng chỉ trả đến năm 2009. Từ năm 2009 lại không tính trả trợ cấp thôi việc cho tôi. Như vậy có đúng luật không?
Luật sư tư vấn:
Điều 48 “Bộ luật lao động 2019” quy định:
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lươngđể tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Như vậy, khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật và đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên thì được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2009, khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động không phải trả trợ cấp thôi việc cho những người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
Luật việc làm 2013 cũng quy định thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.
Do đó, nếu công ty bạn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ thời điểm 01/01/2009 thì công ty bạn chỉ chi trả khoản tiền trợ cấp thôi việc cho đến thời điểm 2009 là đúng quy định pháp luật.
Khoảng thời gian kể từ khi bắt đầu tham gia bảo hiểm thất nghiệp được tính vào thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Luật việc làm 2013.
5. Trợ cấp thôi việc do công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không thời hạn với người lao động và dự tính đền bù một phần hai tháng lương cho mỗi năm làm việc từ 2008 trở về trước là sao ạ? Xin luật sư trả lời giúp tôi.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp thì doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không thời hạn với người lao động và dự tính đền bù một phần hai tháng lương cho mỗi năm làm việc từ 2008 trở về trước tức là doanh nghiệp đang tính tiền trợ cấp thôi việc được quy định trong “Bộ luật lao động 2019”.
Khoản 1 Điều 42 Bộ luật lao động 1994 (sửa đổi bổ sung năm 2002, năm 2006, năm 2007) quy định như sau:
1- Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từmột năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có.
Căn cứ vào Điều 48 “Bộ luật lao động 2019” quy định về trợ cấp thôi việc như sau:
Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Trong đó, thời gian tính trợ cấp thôi việc được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định như sau:
3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:
a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;
b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng một phần hai năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.
Trong trường hợp này của bạn, doanh nghiệp dự định chi trả một phần hai tháng lương từ năm 2008 trờ về trước tức là khi doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động năm 2008 và người lao động có thời gian làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên thì mỗi năm làm việc sẽ được nhận trợ cấp thôi việc là một phần hai tháng lương (trong đó tiền lương trợ cấp được tính là tiền lương trung bình theo hợp đồng của 06 tháng liền kề trước khi bạn thôi việc).