Điều kiện giảng viên giảng dạy kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư. Quy định về quản lý vận hành nhà chung cư.
Điều kiện giảng viên giảng dạy kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư. Quy định về quản lý vận hành nhà chung cư.
Quản lý vận hành nhà chung cư là việc điều khiển, duy trì hoạt động của hệ thống thiết bị kỹthuật, các dịch vụ bảo vệ, an ninh, vệ sinh môi trường, quản lý rủi ro và hướng dẫn việc sử dụng nhà chung cư cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư.
Căn cứ Điều 3 Nghị định 79/2016/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư phải có đủ các điều kiện sau đây:
– Là tổ chức được thành lập và hoạt động tại Việt Nam; có chức năng giáo dục nghề nghiệp hoặc đào tạo cao đẳng, đại học hoặc đào tạo sau đại học theo quy định của pháp luật.
– Có cơ sở vật chất, phòng học bảo đảm đủ chỗ ngồi cho học viên và có địa điểm để học viên thực hành về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư.
– Có giáo trình hoặc tài liệu giảng dạy phù hợp với chương trình khung đào tạo bồi dưỡng do Bộ Xây dựng ban hành.
– Có tối thiểu 40% số giảng viên trong biên chế hoặc có hợp đồng không xác định thời hạn (có đóng bảo hiểm) trên tổng số giảng viên đăng ký tham gia giảng dạy phù hợp với chương trình khung đào tạo bồi dưỡng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
– Được Bộ Xây dựng hoặc các cơ quan được Bộ Xây dựng ủy quyền công nhận đủ điều kiện đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư.
Đối với giảng viên tham gia giảng dạy kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư phải đáp ứng theo yêu cầu theo Điều 6 Thông tư 10/2015/TT-BXD như sau:
– Giảng viên tham gia giảng dạy kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư phải là người đã tốt nghiệp đại học trở lên, phù hợp với chuyên đề giảng dạy quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 10/2015/TT-BXD và có thời gian công tác liên quan đến chuyên đề giảng dạy tối thiểu từ 03 năm trở lên; trường hợp tốt nghiệp đại học trở lên nhưng không phù hợp với chuyên đề giảng dạy thì phải có thời gian công tác liên quan đến chuyên đề giảng dạy tối thiểu từ 05 năm trở lên.
– Yêu cầu về trình độ của giảng viên:
+ Đối với giảng viên tham gia giảng dạy phần kiến thức cơ sở quy định tại Điều 8 của Thông tư 10/2015/TT-BXD thì phải tốt nghiệp đại học trở lên một trong các chuyên ngành pháp luật, quản trị doanh nghiệp, xây dựng hoặc bất động sản;
+ Đối với giảng viên giảng dạy các chuyên đề quy định tại Điều 9 của Thông tư 10/2015/TT-BXD thì phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
Trường hợp giảng dạy chuyên đề 1 thì phải tốt nghiệp đại học trở lên một trong các ngành quản trị doanh nghiệp, quản trị kinh doanh, luật, kiến trúc, xây dựng, bất động sản;
Trường hợp giảng dạy chuyên đề 2 thì phải tốt nghiệp đại học trở lên ngành điện, cơ khí, cấp thoát nước;
Trường hợp giảng dạy chuyên đề 3 thì phải tốt nghiệp đại học trở lên một trong các ngành phòng cháy, chữa cháy, an ninh, cảnh sát;
Trường hợp giảng dạy chuyên đề 4 thì phải tốt nghiệp đại học trở lên ngành cơ khí, công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, tự động hóa;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Trường hợp giảng dạy chuyên đề 5 thì phải tốt nghiệp đại học trở lên ngành công nghệ kỹ thuật môi trường hoặc ngành cấp thoát nước, quy hoạch đô thị, quản lý đô thị và công trình;
Trường hợp giảng dạy chuyên đề 6 thì phải tốt nghiệp đại học trở lên một trong các ngành quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, quản lý đô thị và công trình, bảo hiểm, luật, an ninh, cảnh sát.
+ Mỗi bài giảng, chuyên đề quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Thông tư 10/2015/TT-BXD phải có từ 02 giảng viên trở lên đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 6 Thông tư 10/2015/TT-BXD tham gia đăng ký giảng dạy.