Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Luật Nhà ở » Sử dụng sai mục đích quỹ bảo trì nhà chung cư bị xử lý thế nào?

Luật Nhà ở

Sử dụng sai mục đích quỹ bảo trì nhà chung cư bị xử lý thế nào?

  • 16/01/202316/01/2023
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    16/01/2023
    Luật Nhà ở
    0

    Kinh phí bảo trì là loại kinh phí cần thiết xuất phát từ nhu cầu thực tế việc sử dụng nhà chung cư qua thời gian sẽ bị xuống cấp, cơ sở vật chất không còn được đảm bảo. Nhưng quỹ bảo trì quản lý ra sao, mục đích sử dụng ra sao và nếu như quỹ bảo trì nhà chung cư bị sử dụng sai mục đích thì chế tài xử lý như thế nào?

    Hiện nay, đặc biệt trong các thành phố lớn, nhu cầu sử dụng nhà chung cư ngày càng tăng. Do vậy không thể tránh khỏi các tranh chấp về các dịch vụ trong chung cư xảy ra. Trong thời gian qua đã không ít các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện việc quản lý chung cư, đặc biệt trong đó là vấn đề sử dụng kinh phí bảo trì.

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Quỹ bảo trì nhà chung cư là gì?
    • 2 2. Mục đích quỹ bảo trì nhà chung cư:
    • 3 3. Nguyên tắc cần đảm bảo khi bảo trì nhà chung cư:
    • 4 4. Sử dụng sai mục đích quỹ bảo trì nhà chung cư bị xử lý thế nào?

    1. Quỹ bảo trì nhà chung cư là gì?

    Theo quy định của pháp luật hiện hành, bảo trì nhà chung cư bao gồm bảo trì phần sở hữu riêng và bảo trì phần sở hữu chung. Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.

    Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 108 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu như sau:

    – Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích khác bán, cho thuê mua; khoản tiền này được tính vào tiền bán, tiền thuê mua nhà mà người mua, thuê mua phải đóng khi nhận bàn giao và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua.

    – Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua tính đến thời điểm bàn giao đưa nhà chung cư vào sử dụng, trừ phần diện tích thuộc sở hữu chung thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ, phần diện tích giữ lại; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư đó.

    – Trường hợp kinh phí bảo trì quy định trên không đủ để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư thì các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm đóng góp thêm kinh phí tương ứng với phần diện tích thuộc sở hữu riêng của từng chủ sở hữu.

    – Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà chưa thu kinh phí bảo trì phần sở hữu chung thì các chủ sở hữu nhà chung cư họp Hội nghị nhà chung cư để thống nhất mức đóng góp kinh phí này; mức đóng góp kinh phí có thể được nộp hằng tháng vào tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam do Ban quản trị nhà chung cư lập hoặc được đóng khi phát sinh công việc cần bảo trì.

    – Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư sau ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở không có thỏa thuận về kinh phí bảo trì thì chủ đầu tư phải đóng khoản tiền này; trường hợp trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở mà giá mua, giá thuê mua chưa tính kinh phí bảo trì thì chủ sở hữu thực hiện đóng khoản kinh phí bảo trì phần sở hữu chung theo quy định tại khoản 3 Điều 108

    – Trường hợp nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh mà phân chia được riêng biệt các khu chức năng khác nhau trong cùng một tòa nhà bao gồm khu chức năng căn hộ, khu chức năng kinh doanh, dịch vụ và mỗi khu chức năng này có phần sở hữu chung được tách biệt với phần sở hữu chung của cả tòa nhà, được quản lý, vận hành độc lập thì chủ đầu tư và người mua, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua việc phân chia tỷ lệ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung thành nhiều phần để quản lý, sử dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 109.

    2. Mục đích quỹ bảo trì nhà chung cư:

    Mục đích của quỹ bảo trì chung cư được quy định rõ tại Khoản 2 Điều 109 Luật Nhà ở năm 2014 như sau:

    “2. Kinh phí bảo trì quy định tại Điều 108 của Luật này chỉ được sử dụng để bảo trì các phần sở hữu chung của nhà chung cư, không được sử dụng cho việc quản lý vận hành nhà chung cư và các mục đích khác; trường hợp nhà chung cư phải phá dỡ mà kinh phí bảo trì chưa sử dụng hết thì được sử dụng để hỗ trợ tái định cư hoặc đưa vào quỹ bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư mới sau khi được xây dựng lại.”

    Như vậy, quỹ bảo trì chung cư được dùng trong việc tu dưỡng và sửa chữa các phần sở hữu chung của chung cư khi có vấn đề phát sinh theo thời gian, do khí hậu mà cơ sở vật chất của chung cư bị xuống cấp, bị hư hỏng.

    Căn cứ thêm theo quy định tại Điều 34 Thông tư số 02/2016/TT-BXD về Ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư, quy định về các hạng mục sử dụng kinh phí bảo trì, phí bảo trì cùng để bảo trì những hạng mục sau:

    “1. Bảo trì các hạng mục và phần diện tích thuộc sở hữu chung quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 100 của Luật Nhà ở.

    2. Bảo trì hệ thống các thiết bị thuộc sở hữu chung của nhà chung cư, bao gồm thang máy, máy phát điện, máy bơm nước, hệ thống thông gió, hệ thống cấp điện chiếu sáng, điện sinh hoạt, các thiết bị điện dùng chung, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống cấp ga, lò sưởi trung tâm, phát thanh truyền hình, thông tin liên lạc, phòng cháy, chữa cháy, cột thu lôi và các thiết bị khác dùng chung cho nhà chung cư.

    3. Bảo trì hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài kết nối với nhà chung cư; các công trình công cộng quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 100 của Luật Nhà ở.

    4. Xử lý nước thải ứ nghẹt, hút bể phốt định kỳ; cấy vi sinh cho hệ thống nước thải của nhà chung cư.

    5. Các hạng mục khác của nhà chung cư thuộc quyền sở hữu chung của các chủ sở hữu nhà chung cư theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc theo quy định của pháp luật về nhà ở.”

    3. Nguyên tắc cần đảm bảo khi bảo trì nhà chung cư:

    Điều 32 Thông tư số 02/2016/TT-BXD quy định rõ nguyên tắc bảo trì nhà chung cư như sau:

    – Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư để duy trì chất lượng của nhà ở và bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng.

    – Việc bảo trì phần sở hữu riêng không được làm ảnh hưởng đến phần sở hữu riêng của các chủ sở hữu khác và các hệ thống công trình, thiết bị thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư.

    – Việc bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có mục đích để ở và nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp nhưng không phân chia riêng biệt được phần sở hữu chung của khu căn hộ và khu văn phòng, dịch vụ, thương mại được thực hiện theo kế hoạch bảo trì do hội nghị nhà chung cư thông qua và theo quy trình bảo trì tòa nhà, quy trình bảo trì thiết bị đã được lập theo quy định của Quy chế.

    – Việc bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp mà phân chia riêng biệt được phần sở hữu chung của khu căn hộ và khu văn phòng, dịch vụ, thương mại được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

    + Đối với phần sở hữu chung của khu căn hộ và phần sở hữu chung của cả tòa nhà thì các chủ sở hữu thực hiện bảo trì theo kế hoạch đã được hội nghị nhà chung cư thông qua và quy trình bảo trì đã được lập, trừ trường hợp có hư hỏng đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn gây ra;

    + Đối với phần sở hữu chung của khu văn phòng, dịch vụ, thương mại thì chủ sở hữu khu chức năng này thực hiện bảo trì theo quy trình bảo trì tòa nhà và quy trình bảo trì hệ thống thiết bị đã được lập theo quy định.

    – Việc bảo trì phần sở hữu chung của cụm nhà chung cư do các chủ sở hữu, người sử dụng cụm nhà chung cư thực hiện.

    – Chủ sở hữu, Ban quản trị nhà chung cư chỉ được thuê cá nhân, đơn vị có đủ điều kiện, năng lực tương ứng với công việc cần bảo trì theo quy định để thực hiện bảo trì.

    4. Sử dụng sai mục đích quỹ bảo trì nhà chung cư bị xử lý thế nào?

    Ban quản trị nhà chung cư có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì đúng mục đích, đúng hạng mục cần bảo trì theo kế hoạch bảo trì đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua hằng năm. Việc sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung phải có hóa đơn tài chính, có thanh toán, quyết toán theo quy định của pháp luật về tài chính và phải báo cáo Hội nghị nhà chung cư. Hành vi sử dụng sai mục đích quỹ bảo trì nhà chung cư là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, chế tài xử lý như sau:

    Căn cứ theo Khoản 2 Điều 69 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, cụ thể:

    “2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    …a) Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung không đúng quy định;”

    Bên cạnh đó, Ban quản trị chung cư còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả buộc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung đúng quy định (điểm g khoản 3 Điều 69 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP).

    Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về nguyên tắc sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư. Pháp luật cũng đã và đang dần hoàn thiện các chế tài xử lý đối với trường hợp lợi dụng sự quản lý mà dùng tiền quỹ bảo trì sai mục đích. Quý khách hàng có thể tham khảo nội dung bài viết trên để nắm rõ quy định của pháp luật khi có nhu cầu sử dụng nhà chung cư để đảm bảo quyền lợi.

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Nhà chung cư


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Tiêu chuẩn chiều rộng hành lang, tiêu chuẩn thang máy chung cư

    Xã hội ngày càng phát triển, đô thị hóa ngày càng được diễn ra mạnh tại nước ta. Đặc biệt là các thành phố lớn. Tại các thành phố lớn này, số lượng dân cư ngày càng tăng. Điều này đặt ra dấu hỏi lớn về hướng giải quyết vấn đề nhà ở cho người dân. Một trong những phương hướng hữu hiệu mà con người hướng tới là xây dựng các chung cư cao tầng.

    Công ty mua chung cư có được khấu trừ thuế GTGT không?

    Khi nào công ty mua chung cư được khấu trừ thuế GTGT? Giá tính thuế khi công ty mua nhà chung cư để bán? Thời điểm xác định thuế GTGT? Thuế suất tính thuế GTGT? Khai thuế, tính thuế, phân bổ thuế giá trị gia tăng khi công ty mua nhà chung cư để bán?

    Hội nghị nhà chung cư lần đầu: Khi nào? Điều kiện và nội dung?

    Khi nào tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu? Điều kiện tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu? Nội dung hội nghị nhà chung cư lần đầu?

    Sổ đỏ nhà chung cư bao nhiêu năm? Thời hạn sử dụng chung cư?

    Sổ đỏ nhà chung cư được hiểu như thế nào? Sổ đỏ nhà chung cư bao nhiêu năm? Thời hạn sử dụng chung cư? Sổ đỏ nhà chung cư là bao nhiêu năm? Có gia hạn được không? Tại sao hiện nay sổ đỏ chung cư thường chỉ ghi 50 năm?

    Kinh nghiệm vay ngân hàng mua nhà chung cư trả dần, trả góp

    Mua nhà chung cư trả dần, trả góp là gì? Kinh nghiệm vay ngân hàng mua nhà chung cư trả dần, trả góp? Thủ tục vay vốn để mua nhà chung cư trả góp?

    Có bắt buộc phải thành lập ban quản trị nhà chung cư không?

    Ban quản trị nhà chung cư là gì? Có bắt buộc phải thành lập ban quản trị chung cư không?

    Đất xây chung cư là đất gì? Chế độ sử dụng đất chung cư?

    Đất xây chung cư là đất gì? Chế độ sử dụng đất chung cư? Mua chung cư được cấp Sổ hồng hay Sổ đỏ?

    Điều kiện để được ứng cử vào ban quản trị nhà chung cư

    Điều kiện để được ứng cử vào ban quản trị nhà chung cư? Thành phần ban quan trị chung cư, cụm nhà chung cư? Cách thức thành lập Ban quản trị nhà chung cư? Nhiệm vụ và trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư?

    Mẫu biên bản bàn giao nhà chung cư và hướng dẫn soạn thảo

    Mẫu biên bản bàn giao nhà chung cư là gì? Mẫu biên bản bàn giao nhà chung cư? Hướng dẫn soạn thảo? Quy định về bàn giao công trình xây dựng?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ