Quy định về điều kiện, diện tích tách thửa tối thiểu tại Đồng Nai mới nhất. Tư vấn thủ tục tách sổ đỏ tại: Biên Hòa, Long Khánh, Trảng Bom, Nhơn Trạch,...
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về điều kiện, diện tích tách thửa tối thiểu tại Đồng Nai theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp
Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Đây là tỉnh có dân số đông thứ nhì miền nam (sau Thành phố Hồ Chí Minh) có diện tích lớn thứ nhì ở miền đông (sau Tỉnh Bình Phước) và thứ ba ở miền nam (sau Tỉnh Bình Phước và Tỉnh Kiên Giang). Đồng Nai có thành phố Biên Hòa là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước. Dân số Đồng Nai hiện nay đang đứng thứ 5 trong 63 tỉnh thành Việt Nam. Điều đó tạo đà cho các hoạt động về đất đai sinh sôi: Chuyển nhượng đất tại Đồng Nai? Tách thửa tại Đồng Nai? Biến động đất đai tại Đồng Nai? Và sau đây, Luật Dương Gia sẽ tư vấn cho các bạn về điều kiện, diện tích tách thửa tối thiểu tại Đồng Nai mới nhất.
* Cơ sở pháp lý:
– Quyết định số 03/2018/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ngày 30 tháng 01 năm 2018;
Theo Điều 3,4,5,6,7 Quyết định 03/2018/QĐ-UBND tỉnh Đồng Nai quy định về điều kiện tách thửa và diện tích tách thửa tại Đồng Nai như sau:
1. Điều kiện chung để được tách thửa đất
Thửa đất được phép tách thửa khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện chung sau đây:
– Thửa đất đã được cấp một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).
– Thửa đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án và trong thời hạn sử dụng đất.
– Thửa đất không thuộc khu vực bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa, thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định, phê duyệt theo quy định pháp luật.
– Diện tích thửa đất tách thửa chưa có quyết định thu hồi đất, chưa có
– Tách thửa đất để hình thành các thửa đất mới phải đảm bảo quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai năm 2013.
– Thửa đất tách thửa phải đảm bảo diện tích, kích thước tối thiểu và các điều kiện cụ thể để tách thửa đối với từng loại đất theo quy định.
2. Quy định diện tích, kích thước, điều kiện cụ thể tách thửa đối với loại đất ở
Khi tách thửa đối với thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận có mục đích sử dụng là đất ở thì diện tích, kích thước tối thiểu thửa đất và điều kiện cụ thể, như sau:
1. Diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa
a) Các phường và các xã Hóa An, Tân Hạnh, Hiệp Hòa thuộc thành phố Biên Hòa; các phường thuộc thị xã Long Khánh diện tích tối thiểu thửa đất là 60m2(sáu mươi mét vuông);
b) Các xã An Hòa, Long Hưng, Phước Tân, Tam Phước, thuộc thành phố Biên Hòa; các thị trấn thuộc các huyện diện tích tối thiểu là 80 m2(tám mươi mét vuông);
c) Các xã còn lại thuộc thị xã Long Khánh và các huyện, diện tích tối thiểu tách thửa là 100 m2(một trăm mét vuông);
d) Diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa quy định trên không tính diện tích hành lang bảo vệ các công trình công cộng.
2. Kích thước thửa đất hình thành sau khi tách thửa
a) Thửa đất thuộc địa bàn các phường, xã thuộc thành phố Biên Hòa; các phường thuộc thị xã Long Khánh; các thị trấn thuộc các huyện mà vị trí tiếp giáp với đường phố có lộ giới lớn hơn hoặc bằng hai mươi mét (20 m) thì thửa đất hình thành sau tách thửa phải có chiều rộng (cạnh thửa đất tiếp giáp với đường giao thông chính sau khi đã trừ lộ giới giao thông và hạ tầng thiết yếu khác) lớn hơn hoặc bằng 5m (năm mét);
b) Đối với thửa đất thuộc các phường, xã thuộc thành phố Biên Hòa; các phường thuộc thị xã Long Khánh; các thị trấn thuộc các huyện mà vị trí tiếp giáp với đường phố có lộ giới nhỏ hơn hai mươi mét (20 m) thì các thửa đất phải có chiều rộng (cạnh thửa đất tiếp giáp với đường giao thông sau khi đã trừ lộ giới giao thông và hạ tầng thiết yếu khác) lớn hơn hoặc bằng 4m (bốn mét);
c) Đối với thửa đất thuộc các xã còn lại thuộc các huyện thì các thửa đất phải có chiều rộng (cạnh thửa đất tiếp giáp với đường giao thông sau khi đã trừ lộ giới giao thông và hạ tầng thiết yếu khác) lớn hơn hoặc bằng 4,5m (bốn phẩy năm mét).
3. Thửa đất có diện tích nhỏ hơn 500 m2
a) Trường hợp các thửa đất sau khi tách thửa tiếp giáp với đường giao thông, hiện trạng hạ tầng giao thông đã được thể hiện trên bản đồ địa chính thì được tách thửa theo quy định.
b) Trường hợp các thửa đất đề nghị tách thửa không tiếp giáp với đường giao thông hiện hữu thì người sử dụng đất phải lập bản vẽ thiết kế mặt bằng tổng thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Diện tích tối thiểu, kích thước thửa đất, các điều kiện về hạ tầng giao thông thực hiện theo quy định và bản vẽ thiết kế mặt bằng tổng thể được phê duyệt.
Phần diện tích được sử dụng chung (đường giao thông, cấp thoát nước,…) theo bản vẽ tổng thể mặt bằng do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) quản lý.
4. Thửa đất có diện tích từ 500m2 đến 2.000 m2, trước khi thực hiện tách thửa người sử dụng đất phải lập bản vẽ thiết kế mặt bằng tổng thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Việc chia tách thửa đất chỉ được thực hiện sau khi người sử dụng đất đã đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật được cơ quan thẩm quyền phê duyệt bản vẽ thiết kế mặt bằng tổng thể kiểm tra, xác nhận, Diện tích tối thiểu, kích thước thửa đất, số lượng thửa hình thành sau khi tách toàn bộ thửa đất thực hiện theo quy định và bản vẽ thiết kế mặt bằng tổng thể được phê duyệt.
5. Thửa đất có diện tích trên 2.000 m2, phải lập dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện dự án theo quy định.
6. Đối với thửa đất ở thuộc các dự án đã được Nhà nước giao đất, cấp giấy chứng nhận theo quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500; khu vực đã có quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc Giấy phép quy hoạch (đối với các trường hợp không phải lập quy hoạch chi tiết 1/500) thì chỉ được tách thửa theo quy hoạch được duyệt.
3. Quy định diện tích, điều kiện cụ thể tách thửa đối với loại đất nông nghiệp
Khi tách thửa đối với thửa đất có mục đích sử dụng là đất nông nghiệp (theo Giấy chứng nhận đã cấp) thì diện tích tối thiểu thửa đất và điều kiện cụ thể, như sau:
1. Diện tích tối thiểu thửa đất hình thành sau khi tách thửa
a) Các phường và các xã Hóa An, Tân Hạnh, Hiệp Hòa, thuộc thành phố Biên Hòa; các phường thuộc thị xã Long Khánh; các thị trấn thuộc các huyện diện tích tối thiểu thửa đất là 500 m2(năm trăm mét vuông);
b) Đối với các xã còn lại, diện tích tối thiểu được phép tách thửa là 1.000 m2(một nghìn mét vuông).2.
2. Việc tách thửa đất nông nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ áp dụng đối với các trường hợp khi người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng, cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; tách thửa để chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định pháp luật đất đai.
3. Trường hợp thửa đất nông nghiệp có diện tích bằng hoặc lớn hơn 2.000 m2 thuộc khu vực quy hoạch đất ở tại các phường, xã, thị trấn quy định tại Điểm a Khoản 1 trên hoặc có diện tích bằng hoặc lớn hơn 5.000 m2 thuộc khu vực quy hoạch đất ở tại các xã quy định tại Điểm b Khoản 1 trên, trước khi thực hiện tách thửa theo diện tích tối thiểu đối với đất nông nghiệp thì người sử dụng đất phải lập bản vẽ thiết kế mặt bằng tổng thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Việc tách thửa đất nông nghiệp đối với trường hợp này thực hiện theo quy định trên và bản vẽ thiết kế mặt bằng tổng thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Phần diện tích được các bên thỏa thuận sử dụng chung để làm đường giao thông, các công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung (nếu có) theo bản vẽ thiết kế mặt bằng tổng thể do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất quản lý.
4. Trường hợp tách một phần diện tích của thửa đất nông nghiệp để chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, thửa đất xin chuyển mục đích phải đảm bảo các điều kiện chuyển mục đích theo quy định pháp luật về đất đai, xây dựng; diện tích, kích thước tối thiểu thửa đất xin chuyển mục đích sử dụng phải bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu theo quy định và việc tách thửa đất phải phù hợp với một trong các điều kiện sau:
a) Trường hợp thửa đất nông nghiệp thuộc khu dân cư hoặc khu vực quy hoạch phát triển khu dân cư, có diện tích nhỏ hơn 500 m2(năm trăm mét vuông) nếu được phép tách thửa để chuyển mục đích, thửa đất nông nghiệp còn lại được tồn tại theo hiện trạng nhưng phải lớn hơn diện tích tối thiểu đối với loại đất ở quy định. Trường hợp thửa đất nông nghiệp còn lại có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đối với đất ở, người sử dụng đất phải chuyển mục đích toàn bộ diện tích thửa đất.
b) Trường hợp thửa đất nông nghiệp thuộc khu dân cư hoặc khu vực quy hoạch phát triển khu dân cư, có diện tích bằng hoặc lớn hơn 500 m2(năm trăm mét vuông) nếu được phép tách thửa để chuyển mục đích 01 thửa (một thửa), thửa đất nông nghiệp còn lại được tồn tại theo hiện trạng, Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục tách thửa đất nông nghiệp để chuyển mục đích sử dụng đất, phải lập thiết kế mặt bằng tổng thể được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tách thửa theo bản vẽ thiết kế mặt bằng tổng thể được phê duyệt.
c) Trường hợp thửa đất nông nghiệp không thuộc khu dân cư hoặc khu vực quy hoạch phát triển khu dân cư, nếu đủ điều kiện tách một phần diện tích thửa đất nông nghiệp để chuyển mục đích sử dụng sang đất ở, phần diện tích đất nông nghiệp còn lại phải có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu đối với loại đất nông nghiệp quy định trên. Trường hợp thửa đất nông nghiệp còn lại có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đối với loại đất nông nghiệp quy định trên thì được tồn tại theo hiện trạng, nhưng không được tiếp tục tách thửa để chuyển mục đích sử dụng đất.
4. Quy định diện tích, điều kiện cụ thể tách thửa đối với loại đất phi nông nghiệp không phải đất ở
Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ quy hoạch chi tiết xây dựng chung (tỷ lệ 1/2000 hoặc 1/5000), quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000 hoặc 1/5000), hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn, để xem xét, giải quyết tách thửa đất. Việc giải quyết tách thửa đất áp dụng theo quy định của pháp luật đất đai về thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích.
5. Quy định tách thửa đối với thửa đất đa mục đích sử dụng đất
– Đối với thửa đất đa mục đích sử dụng đất việc tách thửa đất đối với từng loại đất thực hiện theo quy định trên.
– Trường hợp thửa đất đa mục đích chưa xác định vị trí từng loại đất thì phải xác định vị trí trước khi thực hiện tách thửa theo quy định trên.
– Đối với khu đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất phi nông nghiệp không phải đất ở có phần diện tích đất thuộc hành lang công trình công cộng và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đất nông nghiệp, Nhà nước chưa thu hồi đất để thực hiện quy hoạch thì phần diện tích đất nông nghiệp (thuộc hành lang công trình công cộng) được tách thửa cùng với đất ở, đất phi nông nghiệp không phải đất ở và không bị điều chỉnh về diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp quy định trên.
– Văn phòng Đăng ký đất đai và các Chi nhánh tại cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với người sử dụng đất xác định vị trí, diện tích từng loại đất trước khi tách thửa theo quy định trên.
6. Dịch vụ pháp lý của Luật Dương Gia
– Tư vấn luật đất đai qua tổng đài tại Đồng Nai
– Dịch vụ tách thửa đất tại Đồng Nai
– Tư vấn thủ tục, hồ sơ tách thửa đất tại Đồng Nai
– Cung cấp biểu mẫu cần thiết để thực hiện thủ tục tách thửa, tách sổ
– Uỷ quyền thực hiện dịch cụ tách sổ đỏ tại Đồng Nai.