Tuyên bố cá nhân chết. Điều kiện để tuyên bố cá nhân chết và giải quyết việc hủy bỏ tuyên bố một cá nhân là đã chết.
1. Điều kiện để tuyên bố cá nhân chết
Đây là chế định đặc biệt của luật dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân cũng như các chủ thể khác có liên quan. Cái chết là sự kiện pháp lý làm chấm dứt tư cách chủ thể của cá nhân. Nhưng cái chết đó phải được xác định một cách chính xác và theo quy định của pháp luật phải được khai tử theo Điều 30 Bộ luật dân sự. Trong thực tế, có nhiều trường hợp vì các lý do khác nhau mà không thể xác định được một cá nhân còn sống hay đã chết. Bởi vậy, để hạn chế tối đa các trường hợp nhầm lẫn và những sai sót trong việc xác định một người có còn sống hay không, trước khi tuyên bố chết đối với một cá nhân,
a, Đã qua thời hạn nhất định mà cá nhân đó vẫn không có tin tức xác thực là còn sống hay đã chết.
Theo điều kiện trên, tòa án chỉ có thể tuyên bố chết đối với một cá nhân nếu qua thời hạn Luật định mà họ không còn tin tức là còn sống. Thời hạn đó là bao nhiêu lâu sẽ được xác định trong từng trường hợp cụ thể. Theo quy định tại điều 91 Bộ luật dân sự thì thời hạn để tuyên bố chết đối với cá nhân được xác định như sau:
Nếu tuyên bố là đã chết đối với người đã qua thủ tục tuyên bố mất tích thì phải qua thời hạn là ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích có hiệu lực pháp luật. Nếu tuyên bố là đã chết đối với người chưa qua thủ tục tuyên bố mất tích thì phải qua thời hạn là năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc (nếu người đó mất tích trong chiến tranh) hoặc là một năm kể từ gày tai nạn hoặc thiên tai, thảm họa kết thúc (nếu người đó mất tích trong vụ tai nạn, thiên tai, thảm họa đó). Nếu tuyên bố mất tích đối với một người biệt tích lâu ngày mà chưa qua thủ tục tuyên bố mất tích thì phải qua thờ hạn là năm năm kể từ ngày, tháng, năm biết được tin tức cuối cùng về sự sống còn của họ. Trong trường hợp này, thời điểm bắt đầu để tính thời hạn năm năm là ngày có tin tức cuối cùng về người đó. Nếu không thể xác định được ngày thì tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo có tin tức cuối cùng, nếu không xác định được ngày, tháng thì tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo có tin tức cuối cùng.
b, Phải thông qua thủ tục
Việc thông báo tìm kiếm với mục đích nhằm xác định lần cuối cùng về tin tức sống còn của một người trước khi Tòa án quyết định về thân phận pháp lý của họ. Một người chỉ có thể bị tuyên bố là đã chết khi không có tin tức là còn sống. Bởi vậy đây là một thủ tục rất cần thiết và không thể thiếu để các Tòa án có thể tuyên bố một cá nhân chết. Qua thủ tục này, tính chính xác trong quyết định của Tòa án được nâng cao. Tòa án có thể tự thông báo hoặc yêu cầu những người có quyền, lợi ích liên quan thông báo. Hình thức, biện pháp thông báo được quy định trong Luật tố tụng dân sự như phạm vi thông báo, điều kiện thông báo….
c, Phải có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan
Người có quyền, lợi ích liên quan. Người có quyền, lợi ích liên quan là những người có mối quan hệ như hôn nhân gia đình, quan hệ hành chính, quan hệ lao động, quan hệ dân sự… với người mà sự vắng mặt của người đó làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích của họ. Mục đích của việc tuyên bố chết đối với cá nhân là tạo ra cơ sở pháp lý để những người nói trên có thể thực hiện và bảo vệ nghĩa vụ, quyền, lợi ích của mình. Mặt khác, theo nguyên tắc của pháp luật tố tụng dân sự thì Tòa án chỉ thụ lý vụ việc khi có yêu cầu của đương sự. Vì vậy, tòa chỉ có thể ra quyết định tuyên bố cá nhân là đã chết khi có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.
d, Chỉ tuyên bố là đã chết đối với người không nằm trong tình trạng bị truy nã theo lệnh của cơ quan điều tra
Trong thực tế, có nhiều trường hợp cá nhân bỏ trốn sau khi thực hiện hành vi phạm tội nhằm trốn tránh sự trừng trị của pháp luật nên cơ quan điều tra đã có lệnh truy nã với họ. Việc bỏ trốn của cá nhân trong trường hợp đó đa phần tạo nên tình trạng biệt tích và hầu như họ không trở về nếu như không bị bắt. Tình trạng trên sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của một số người nhất định và vì vậy họ sẽ yêu cầu Tòa án tuyên bố cá nhân đó đã chết để bảo vệ và thực hiện các quyền và lợi ích của mình. Nếu vì quyền, lợi ích của những người liên quan với người phạm tội bỏ trốn mà tòa án ra quyết định tuyên bố chết đối với người đó thì vụ án hình sự sẽ phải đình chỉ và cơ quan điều tra phải đình nã.
Kể từ khi quyết định của tòa án tuyên bố một người đã chết có hiệu lực pháp luật thì mọi quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản của người đó sẽ được giải quyết đối với người đã chết. Bởi vậy có thể thấy việc tuyên bố chết đối với người bỏ trốn sẽ gây rất nhiều trở ngại đối với quá trình điều tra, khơi tố vụ án hình sự. Để phù hợp với thục tế và tạo nên sự thống nhất trong quy định của các ngành luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cán ban hành các văn bản dưới luật để quy định cụ thể hơn về việc tòa án có thể ra quyết định tuyên bố chết đối với cá nhân hay không nếu họ là người đang bị truy nã. Có thể thây rằng, về nguyên tắc, tòa án không được tuyên bố là đã chết đối với người đang bị truy nã. Trong những trường hợp cần thiết phải bảo vệ quyền, lợi ích của những người liên quan thì tòa án chỉ được ra quyết định tuyên bố người đó mất tích.
2. Giải quyết việc hủy bỏ tuyên bố một cá nhân là đã chết
Khi quyết định tuyên bố chết đối với cá nhân có hiệu lực pháp luật thì người đó bị coi là đã chết. Có thể có trường hợp trong thực tế người đó vẫn còn sống nhưng họ vẫn bị coi là đã chết về mặt pháp lý. Vì vậy, tất cả các quan hệ mà người đó tham gia đều sẽ được giải quyết như đối với người đã chết: quan hệ hôn nhân chấm dứt, vợ hoặc chồng người đó được tự do hôn nhân, các khoản nợ về tài sản mà người đó chưa trả sẽ được thanh toán bằng tài sản mà họ để lại, các tài sản còn lại được chia thừa kế….
Nếu người bị tuyên bố chết trở về, mọi điều sẽ trở nên vô cùng phức tạp. Bộ luật dân sự đã dự liệu và quy định cách giải quyết đối với trường hợp này, quy định tại Điều 93. Điều luật này kết hợp được giữa việc bảo vệ quyền lợi của người bị tuyên bố là đã chết nhưng còn sống với việc đưa ra những giải pháp để áp dụng đối với từng quan hệ cụ thể trong thực tế. Việc xuất hiện của cá nhân bị tuyên bố là đã chết dù ở tình trạng nào thì họ vẫn là thực thể đang tồn tại nên vẫn phải chịu sự tác động của pháp luật và các mối quan hệ khác. Nghĩa là pháp luật vẫn phải đảm bảo quyền lợi cho họ và họ vẫn phải gánh vác các nghĩa vụ nhất định. Bởi vậy, tại thời điểm người bị tuyên bố là đã chết xuất hiện thì các quyền nhân thân hợp pháp của họ đương nhiên được khôi phục, đồng thời họ phải chịu trách nhiệm với những hành vi của chính mình.
Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan.
Thủ tục giải quyết việc hủy bỏ tuyên bố một cá nhân là đã chết được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:
“Điều 394. Đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết
1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết.
2. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc chứng minh xác thực là người đó còn sống.
Điều 395. Quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết
Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết; trong quyết định này, Tòa án phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự.”
Khi đó, Tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết. Hậu quả pháp lí của quyết định hủy bỏ này là:
-Thứ nhất, tư cách chủ thể của người bị tuyên bố là đã chết được trở lại tình trạng ban đầu như khi họ còn sống.
-Thứ hai, quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết nhưng cần lưu ý các trường hợp sau: Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết được tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 điều 72
– Thứ ba, về quan hệ tài sản: người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản. Trong trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả lại toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.