Điều kiện được nghỉ hưu sớm, nghỉ hưu non trước tuổi mới nhất năm 2021. Muốn được nghỉ hưu sớm, nghỉ hưu trước tuổi thì phải đáp ứng các điều kiện như thế nào? Điều kiện nghỉ hưu non mới nhất 2021.
Năm 2018, chính sách tập trung cho đội ngũ cán bộ làm lãnh đạo, quản lý, chủ động nghỉ hưu trước tuổi có thể được nhận mức hỗ trợ cao nhất. Đây được cho là một chính sách hay của Nhà nước nhằm khuyến khích cán bộ, công chức lớn tuổi thôi việc để nhường chỗ cho lớp trẻ, thực hiện đề án xây dựng, tạo nguồn cán bộ trẻ vào các chức danh quan trọng phù hợp để động viên thôi việc theo diện chính sách này.
Mặc dù Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 đã hiệu lực thi hành từ năm 2016 nhưng ít ai biết được chính sách nghỉ hưu sớm, nghỉ hưu non trước tuổi được quy định như thế nào. Nhiều người sẽ thắc mắc về điều kiện được nghỉ hưu sớm trước tuổi ra sao. Nhận thấy vấn đề này, được người lao động quan tâm hàng đầu, hy vọng qua bài viết này, đội ngũ Luật sư, Luật gia Công ty Luật Dương Gia sẽ làm rõ giúp các bạn hiểu rõ về điều kiện để được nghỉ hưu sớm, nghỉ hưu non trước tuổi.
Tư vấn điều kiện được nghỉ hưu sớm, nghỉ hưu non trước tuổi trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Thứ nhất, điều kiện về độ tuổi khi hưởng lương hưu:
Đối với chế độ hưu trí, tại Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định các trường hợp được hưởng chế độ hưu trí như sau:
– Nam có tuổi đời đủ 60 tuổi, nữ có tuổi đời đủ 55 tuổi.
– Nam có tuổi đờ từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ có tuổi đờ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
– Người lao động (cả nam lẫn nữ) có tuổi đờ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng Bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.
– Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Theo quy định trên, người lao động nghỉ việc vì lý do sức khỏe, thì người lao động có thể được nghỉ hưu trước tuổi với mức lương hưu thấp hơn. Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, đủ 60 tuổi với nam và đủ 55 tuổi với nữ thì được nghỉ hưu và hưởng lương hưu. Tuy nhiên, pháp luật vẫn cho phép người lao động được nghỉ hưu trước tuổi, hay gọi là nghỉ hưu “non”, nghỉ mất sức và cũng vẫn được hưởng lương hưu hàng tháng. Nếu như thời gian gần đây, bạn và những người thân trong gia đình của bạn có ý định về hưu sớm không phải vì muốn nghỉ ngơi, về áp lực trong công việc hay là vì lý do sức khỏe thì cũng đừng quá ngạc nhiên bởi vì từ ngày 1/1/2018 cách tính mức lương hưu đã có sự thay đổi. Vậy rốt cuộc thì nghỉ hưu sớm là tốt hay không tốt. Ai mới thực sự là người hưởng lợi khi được nghỉ hưu sớm vào từ năm 2018.
Theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, đối với lao động nữ từ năm 2018 nếu có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu sẽ được nhận 45% lương bình quân của 15 năm cuối trước khi về hưu, sau đó cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được tính thêm 2% và tối đa không quá 75%. Như vậy, để đạt tỷ lệ 75% lương khi về hưu thì lao động nữ phải có đủ 30 năm đóng bảo hiểm xã hội trong khi đó những người về hưu trước năm 2018 thì chỉ cần có 25 năm. Còn đối với lao động nam thì năm 2018 nếu có đủ 16 năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng 45% lương bình quân, sau đó cứ thêm 1 năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 2% và tối đa không quá 75%. Như vậy, nếu đóng đủ 31 năm bảo hiểm xã hội lao động nam sẽ được hưởng lương hưu ở mức 75% trong khi trước năm 2018 lao động nam chỉ cần 30 năm đóng bảo hiểm xã hội.
Một số quy định mới về chế độ hưu trí theo
Thứ hai, điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động:
Theo tinh thần của Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đối với trường hợp người lao động muốn hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động cần đáp ứng một trong ba điều kiện sau đây:
– Điều kiện 1: Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% – 80% đồng thời đảm bảo điều kiện về tuổi đời như sau:
+ Năm 2018: Nam 53 tuổi, nữ 48 tuổi
+ Năm 2019: Nam 54 tuổi, nữ 49 tuổi
+ Từ năm 2020 trở đi: Nam 55 tuổi, nữ 50 tuổi
– Điều kiện 2: Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi.
– Điều kiện 3: Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
Theo quy định nêu trên, người lao động nghỉ hưu trước tuổi phải làm giám định mức suy giảm khả năng lao động, nếu 61% trở lên và đã có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được hưởng lương nghỉ hưu trước tuổi. Do đó, để mở rộng đối tượng tham gia, thời gian tới, ngoài quy định giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu, cần nâng mức hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, gắn với quyền lợi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với các ưu đãi khác của nhà nước như ưu đãi vay vốn sản xuất kinh doanh.
Một số điểm đáng chú ý trong chính sách bảo hiểm xã hội về điều kiện được nghỉ hưu sớm, nghỉ hưu non trước tuổi mới nhất:
Sau vài chục năm làm việc, lao động, chúng ta rồi ai cũng phải đến lúc nghỉ hưu và nhận lương hưu. Có nhiều người không muốn rời bỏ chiếc ghế, công việc đã làm nhiều năm qua nhưng cũng có nhiều người, thậm chí là đang đếm từng năm từng tháng để được về hưu, để có nhiều thời gian nghỉ ngơi vui vầy bên con cháu hoặc để thực hiện những dự định trước kia mà mình không có thời gian, điều kiện để làm. Do đó, việc Bộ Lao Động-Thương Binh và Xã Hội đang đề xuất nâng độ tuổi nghỉ hưu từ 55 lên 60 đối với nữ, từ 60 lên 62 tuổi đối với nam. Chính sách này giúp sẽ tận dụng nguồn nhân lực nhiều kinh nghiệm, giúp quỹ bảo hiểm xã hội không bị vỡ. Tuy nhiên, nó cũng triệt đi cơ hội của những người trẻ, tạo điều kiện để tham quyền cố vị. Một câu hỏi đặt ra chính sách tăng tuổi nghỉ thì ai muốn, ai không, vì sao, nên tăng đồng loạt cho tất cả hay chỉ nên tăng cho một vài đối tượng.
Mục lục bài viết
1. Có được hưởng lương hưu trước tuổi nghỉ hưu?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Rất mong luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề sau: Tôi sinh tháng 5/1969, công tác từ tháng 9/1991. Dù năng lực công tác rất tốt (nếu không muốn nói là xuất sắc), nhưng do nhiều điều khác làm tôi nản lòng lắm và đã mạnh dạn đăng kí nghỉ hưu trước tuổi vào tháng 9/2020. Khi nghỉ tôi sẽ lấy lí do về sức khỏe. Vậy ngoài 3 khoản trợ cấp và không bị trừ tỷ lệ lương hưu đã nêu trong nghị định thì tôi có được nhận lương hưu vào tháng 10 năm 2020 hay không? Hay tôi phải đợi đủ 55 tuổi mới được nhận lương hưu? Kính mong luật sư tư vấn dùm tôi điều thắc mắc này. Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Bạn sinh tháng 5/1969, tức là đến tháng 9/2020 bạn 51 tuổi. Trong thư bạn chưa cung cấp cho chúng tôi thông tin về việc bạn là nam hay nữ, bạn công tác trong ngành nghề gì và bạn đóng bảo hiểm xã hội từ thời điểm nào, thế nên chúng tôi chưa thể khẳng định một cách chắc chắn rằng bạn có được hưởng lương hưu vào tháng 10/2020 hay không. Bên cạnh đó bạn có mong muốn nghỉ hưu vào tháng 9/2020, pháp
Chế độ hưu trí có 2 phương thức hưởng, gồm: hưởng lương hưu hàng tháng và hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Thứ nhất, về điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, chúng tôi chia ra các trường hợp:
+ Trường hợp tính đến tháng 9/2020, bạn đã có đủ 20 năm trở lên đóng bảo hiểm xã hội
Nếu bạn là nam thì bạn sẽ chỉ được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
– Bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;
– Là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân , sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
Nếu bạn là nữ thì bạn sẽ chỉ được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành;
– Có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
– Có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
– Bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;
– Là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
+ Trường hợp bạn chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì dù là nam hay nữ, bạn cũng chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hàng tháng.
Thứ hai, về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Bạn có thể hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu có yêu cầu và thuộc một trong các trường hợp sau:
– Ra nước ngoài để định cư;
– Đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
– Là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Nếu bạn không đáp ứng tất cả các điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần nêu trên thì chúng tôi nghĩ bạn nên tiếp tục công tác đến khi đủ tuổi nghỉ hưu (nam từ đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 55 tuổi) và đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội để bảo đảm các quyền lợi hợp pháp của mình.
Trên đây là những phân tích của chúng tôi dựa trên Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Nếu đến tháng 9/2020, pháp luật bảo hiểm xã hội có sự thay đổi thì bạn cần cập nhật các quy định mới nhất để tìm ra cách giải quyết tốt nhất cho mình.
2. Bị suy giảm khả năng lao động có thể nghỉ hưu không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Cho phép tôi xin hỏi về chế độ nghỉ hưu trước tuổi như sau: Tôi là nam giới, sinh ngày 10/12/1965. Hiện tại tôi đã đóng BHXH được 21 năm. Do sức khỏe yếu nên tôi đã đi giám định và có kết quả suy giảm 66%. Như vậy theo
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động như sau:
“1.Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;
b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.”
Trong trường hợp của bạn, bạn đã đóng bảo hiểm được 21 năm, bị suy giảm khả năng lao động 66% và tính tuổi thì tính đến ngày 20 tháng 10 năm 2016 thì bạn được trên 50 tuổi. Tới ngày 10/12/2016 bạn đủ 51 tuổi do đó bạn đủ điều kiện để nghỉ hưu trong trường hợp này.
3. Nghỉ hưu khi bị mất sức lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Xin LUẬT DƯƠNG GIA cho tôi hỏi: nếu người có sức khỏe đã giám định suy giảm trên 61%, tham gia bảo hiểm xã hội trên năm, nam giới, thì có quy định phải nghỉ chế độ không? Hay ở lại đến đủ tuổi nghỉ hưu mới được nghỉ chế độ? Xin cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ Điều 187 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:
“Điều 187. Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.”
Như vậy, căn cứ theo Khoản 2 Điều 187 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định về tuổi nghỉ hưu nêu trên, đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều 187 “Bộ luật lao động năm 2019”.
– Căn cứ Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động như sau:
“Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;
b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.”
– Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về đối tượng áp dụng như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.”
Như vậy, căn cứ vào quy định tại Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động nêu trên, đối với các đối tượng theo quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 nếu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên hoặc người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 nếu nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên hoặc có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
Cụ thể trong trường hợp của bạn là lao động nam, bị suy giảm khả năng lao động trên 61% thì cần đảm bảo các điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội và số tuổi theo quy định tại Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 nêu trên thì được hưởng lương hưu trước tuổi.
4. Nghỉ hưu theo chính sách tinh giản biên chế có được hưởng lương hưu không?
Tóm tắt câu hỏi:
Mẹ tôi năm nay 45 tuổi là giáo viên công tác được 25 năm 2 tháng. Mẹ tôi thuộc diện tinh giảm biên chế do chưa đạt trình độ chuẩn. Vậy hỏi mẹ tôi có được nghỉ hưu trước tuổi hay không? Nếu có thì có được hưởng chế độ lương hưu hàng tháng hay không? Nếu mẹ tôi xin bảo lưu bảo hiểm đến khi đủ tuổi nghỉ hưu thì chế độ được tính như thế nào? Xin luật sư tư vấn. Xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, mẹ bạn thuộc đối tượng tinh giản biên chế do chưa đạt trình độ chuẩn, do đó, chế độ đối với mẹ bạn theo quy định tại Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP như sau:
“Điều 8. Chính sách về hưu trước tuổi.
1. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các chế độ sau:
a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
b) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;
c) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.
… “.
Như vậy, nếu mẹ bạn đủ 45 tuổi và có thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và xã hội và Bộ y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực kệ số 0,7 trở lên thì ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội còn được hưởng các chế độ sau:
– Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
– Được trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiếu.
– Được trợ cấp 5 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp ½ tháng tiền lương.
Nếu mẹ bạn không thuộc trường hợp trên thì mẹ bạn phải đảm bảo điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu.
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
… “.
Hoặc nếu bị suy giảm khả năng lao động thì đảm bảo điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động theo quy định tại Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Luật sư
a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;
b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.”
Như vậy, nếu mẹ bạn không thuộc đối tượng hưởng lương hưu theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014 như trên thì mẹ bạn sẽ không đủ điều kiện hưởng lương hưu. Do vậy, mẹ bạn sẽ phải bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để đến khi đủ tuổi hưởng lương hưu thì mẹ bạn sẽ được hưởng chế độ hưu trí.
Mức hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng.
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
4. Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.
5. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật này.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.