Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại. Khi nào hợp đồng kinh doanh thương mại vô hiệu? Điều kiện để hợp đồng thương mại có hiệu lực trước ngày ký kết.
Luật thương mại không quy định các điều kiện để một
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng thương mại là gì?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005 thì “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Hiểu một cách đơn giản thì hoạt động thương mại là những hoạt động mang mục đích sinh lời.
Hiện nay cả trong bộ luật dân sự cũng như luật thương mại không có khái niệm cụ thể thế nào là hợp đồng thương mại. Tuy nhiên nói đến hợp đồng thì người ta nghĩ ngay đến sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm mục đích xác lập, thay đổi chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên.
Hợp đồng thương mại là một hành vi pháp lý, là sự thể hiện ý chí của các bên để làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ được ghi nhận bằng các các điều khoản hay cam kết trong hợp đồng thương mại. Hợp đồng thương mại là một trong các loại hành vi pháp lý cơ bản và mang tính phổ biến trong giao dịch của đời sống xã hội, nhất là đối với doanh nghiệp.
Và theo Bộ luật dân sự quy định về hợp đồng thì “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Như vậy từ hai khái niệm trên ta có thể tự rút ra được thế nào là hợp đồng thương mại. Hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau và với các chủ thể (ít nhất một trong hai bên phải có tư cách thương nhân) liên quan về việc xác lập, thay đổi chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại nhằm mục đích sinh lời.
2. Đặc điểm của hợp đồng thương mại
Đặc điểm nổi bật trước hết của hợp đồng thương mại so với các loại hợp đồng khác đó là mục đích sinh lời. Có thể trong các loại hợp đồng khác cũng có yếu tố về lợi nhuận phát sinh trong hợp đồng tuy nhiên chỉ có hợp đồng thương mại là rõ ràng nhất.
Cụ thể trong quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” có thể thấy đối tượng điều chỉnh của hợp đồng khá rộng bao gồm cả cá nhân, pháp nhân, tổ chức,..trong các quan hệ xã hội và mục đích sinh lợi không phải là yếu tố bắt buộc trong hợp đồng dân sự.
Đặc điểm thứ hai, chủ thể tham gia hợp đồng thương mại. Chủ thể tham gia hợp đồng thương mại là thương nhân, giữa các thương nhân hoặc có một bên tham gia là thương nhân. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật thương mại 2005 thì thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Đây là một đặc điểm đặc trưng nhất của hợp đồng thương mại.
Thứ ba, đối tượng của hợp đồng thương mại là hàng hóa hoặc các công việc mà các bên thực hiện tùy thuộc vào từng loại đối tượng. Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng thương mại là những sản phẩm lao động của con người được tạo ra nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người. Hàng hóa theo quy định của Luật thương mại 2005 có thể là hàng hóa vô hình hay hàng hóa hữu hình bao gồm các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai
3. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại
Để hợp đồng thương mại được đưa vào áp dụng, đảm bảo việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên thì hợp đồng thương mại phải đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, năng lực hành vi dân sự. Vì việc thực hiện giao kết hợp đồng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên nên nếu một trong các bên tham gia không đủ năng lực hành vi dân sư cũng có thể dẫn đến hợp đồng vô hiệu. thêm vào đó, như đã phân tích ở trên thì chủ thể tham gia hợp đồng thương mại là các thương nhân hoặc có một bên là thương nhân do đó trong hợp đồng thương mại thì các bên hoặc một trong hai bên tham gia kí kết hợp đồng phải thực hiện nghĩa vụ đăng kí kinh doanh theo quy định tại Điều 7 Luật thương mại 2005.
Thứ hai, mục đích và nội dung của hợp đồng thương mại không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không được trái đạo đức xã hội.
Mục đích của hợp đồng mà các bên hướng tới là sinh lợi – là lợi nhuận mà các bên có thể đạt được không chỉ về vật chất, tài sản mà còn bao gồm tài sản phi vật chất như uy tín, thương hiệu hay niềm tin. Mục đích của hợp đồng thương mại là kinh doanh và lợi nhuận. Về nguyên tắc, mục đích mà hai bên hướng tới hoặc ít nhất một bên phải có mục đích lợi nhuận, trong hợp đồng luật lựa chọn là Luật thương mại.
Nội dung của hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận thống nhất hay cam kết về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng.Thỏa thuận đó có thể bằng các điều khoản của hợp đồng chính hoặc hợp đồng phụ (phụ lục hợp đồng). Luật thương mại không có quy định cụ thể về những điều khoản trong nội dung của hợp đồng thương mại, tuy nhiên, thông thường điều khoản trong hợp đồng thường bao gồm các nội dung sau: Đối tượng của hợp đồng; Số lượng, chất lượng; Giá, phương thức thanh toán; Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Phương thức giải quyết tranh chấp.
Do đó, mục đích và nội dung của hợp đồng thương mại không được vi phạm các điều cấm của pháp luật, là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định, không được trái với những chuẩn mực đạo đức, cách ứng xử chung giữa người với người trong cuộc sống, những chuẩn mực đã được xã hội thừa nhận và tôn trọng.
Thứ ba, việc tham gia kí kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện. Việc đặt ra điều kiện này nhằm đảm bảo việc thực hiện và kí kết hợp đồng là hoàn toàn dựa trên ý thức mong muốn thực hiện của các các bên. Các điều khoản được đưa ra trong hợp đồng là những lợi ích mong muốn dựa trên ý chí thực sự của họ chứ không phải do sự cưỡng ép hoặc ép buộc của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khác. Nếu trong trường hợp hợp đồng được giao kết là do lừa dối, đe dọa hay do bị cưỡng ép, ép buộc,.. thì hợp đồng đó sẽ bị coi là vô hiệu nếu bên bị cưỡng ép, ép buộc chứng minh được và yêu cầu tòa án tuyên bố vô hiệu.
Luật sư
Thứ tư, hình thức của hợp đồng thương mại. Về nguyên tắc chung thì hình thức của hợp đồng thương mại do các bên tự lựa chọn thỏa thuận có thể bằng một hình thức nào đó mà các bên cho là phù hợp như: bằng văn bản, bằng lời nói hay bằng hành vi cụ thể. Trong đó hình thức văn bản có thể thay bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu điện tử và các hình thức theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên để đảm bảo nâng cao tính chặt chẽ của của hợp đồng, lợi ích của các bên và hạn chế những rủi ro có nguy cơ xảy ra thì một số hợp đồng phải được thực hiện dưới dạng văn bản như: hợp đồng đại lý thương mại, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa hay
4. Thời điểm về hiệu lực của hợp đồng thương mại
Hiệu lực của hợp đồng thương mại cũng như hợp đồng dân sự, theo quy định tại khoản 1 điều 400 Bộ luật dân sự 2015 thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác lập tại thời điểm giao kết, chỉ trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác
VD: Ngày 22/04/2020 Công ty TNHH Dương gia có kí hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý về lĩnh vực đầu tư với Công ty TNHH đầu tư Toàn Cầu do trong tháng 4/2020 là thời điểm đang thực hiện cách ly toàn xã hội và lại có hai ngày nghỉ lễ là 40/4 và 1/5 nên trong điều khoản nội dung về hiệu lực của hợp đồng thì hai bên thỏa thuận với nhau về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là bắt đầu vào ngày 2/5/2020.
Trong Bộ luật dân sự và luật thương mại thì luật không có nội dung nào áp đặt thời gian có hiệu lực của hợp đồng, đó là tùy theo sự thỏa thuận của các bên, là thể hiện sự tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, các bên có thể tự mình thỏa thuận thòi điểm có hiệu
Hiện nay, pháp luật không có quy định nào thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trước thời điểm ký kết. Về mặt nguyên tắc thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là từ thời điểm giao kết giao kết hợp đồng. Theo quy định của pháp luật thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác định tại thời điểm giao kết hoặc sau khi giao kết chứ không có quy định về thời gian trở về trước.
Tuy nhiên, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng còn được pháp luật quy định là theo sự thỏa thuận của các bên. Nên nếu trong trường hợp hai bên thỏa thuận với nhau thời gian có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm trước khi khi kí kết hợp đồng thì thỏa thuận đó vẫn có giá trị pháp lý, thì thời điểm hai bên thỏa thuận đó được bắt đầu tính vào thời hạn của hợp đồng và hai bên phải đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo như nội dung của hợp đồng.