Điều kiện cấp giấy chứng nhận trong trường hợp có vi phạm pháp luật đất đai. Vi phạm pháp luật về đất đai.
Điều kiện cấp giấy chứng nhận trong trường hợp có vi phạm pháp
Tóm tắt câu hỏi:
Đất có nhà ở hình thành trước 15/10/1993 hoặc hình thành từ 15/10/1993 đến 01/7/2004 không có giấy tờ theo quy định tại điều 100 Luật Đất đai và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Vậy theo quy định tại Điều 20 và Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì: Đất có nhà ở nêu trên được xác định vi phạm pháp luật đất đai trong trường hợp nào? Trong trường hợp xác định là vi phạm pháp luật đất đai, nhưng nay không phù hợp với quy hoạch, người sử dụng đất đi đăng ký cấp giấy chứng nhận thì có được cấp giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 5 Điều 22 Nghị định 43/2014NĐ-CP hay phải chờ cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh quy hoạch rồi mới cấp giấy chứng nhận? Rất mong Luật sư tư vấn. Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, về việc xác định hành vi vi phạm pháp luật đất đai:
Theo quy định của Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP thi trường hợp đất sử dụng từ trước 15/10/1993 hoặc hình thành từ 15/10/1993 đến 01/7/2004 không có giấy tờ theo quy định tại điều 100 Luật Đất đai và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được xác nhận là không vi phạm pháp luật đất đai, không có tranh chấp phù hợp với quy hoạch thì được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai được xác định ở đây bao gồm các hành vi cơ bản sau:
“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.”
Ngoài ra, hành vi vi phạm cụ thể cần xem xét trong các quy định của Luật Đất đai 2013 và Nghị định 102/2014/NĐ-CP và các văn bản có liên quan.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Về việc sử dụng đất ổn định, lâu dài khôgn phù hợp với quy hoạch thì có được cấp giấy chứng nhận không?
Khoản 5 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định:
“5. Người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điểm a và Điểm c Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này mà không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định như sau:
a) Trường hợp thửa đất có nhà ở thì diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức công nhận đất ở tại địa phương nếu đã sử dụng đất ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức giao đất ở tại địa phương nếu đã sử dụng đất ổn định từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014
b) Trường hợp thửa đất có công trình xây dựng không phải là nhà ở thì được công nhận theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 20 của Nghị định này;
c) Đối với phần diện tích đất đang sử dụng được xác định là đất nông nghiệp thì được công nhận quyền sử dụng đất theo chế độ như quy định đối với trường hợp tại Khoản 5 Điều 20 của Nghị định này;
d) Người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Khoản này phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Theo Khoản 1, Điểm a và Điểm c Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì những trường hợp có vi phạm pháp luật về đất đai nhưng do chính sách thay đổi, hoặc đã được điều chỉnh nên không được xác định là vi phạm và phù hợp, vì vậy, đối với trường hợp xác định là vi phạm pháp luật đất đai, nhưng nay không phù hợp với quy hoạch, người sử dụng đất đi đăng ký cấp giấy chứng nhận thì phải thuộc vào một trong những trường hợp được cơ quan nhà nước xem xét điều chỉnh, xác định theo chính sách của từng địa phương thì mới được xem xét cấp giấy chứng nhận theo quy định.