Điều khoản chuyển tiếp của Luật phá sản 2014. Trường hợp nào áp dụng các quy định của luật cũ, quy định của luật mới?
Điều khoản chuyển tiếp của Luật phá sản 2014. Trường hợp nào áp dụng các quy định của luật cũ, quy định của luật mới?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, em có một thắc mắc sau mong luật sư giải đáp: Một doanh nghiệp họp hội nghị chủ nợ vào năm 2013. Năm 2015 mới tuyên bố phá sản. Vậy áp dụng luật phá sản cũ hay mới trong trường hợp này?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo những thông tin mà bạn cung cấp, có thể hình dung quá trình giải quyết phá sản của doanh nghiệp này gồm các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
Bước 2: Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
Bước 3: Ra quyết định mở thủ tục phá sản;
Bước 4: Lập danh sách chủ nợ và kiểm kê tài sản;
Bước 5: Họp hội nghị chủ nợ (năm 2013);
Bước 6: Thông qua Nghị quyết hội nghị chủ nợ (nội dung Nghị quyết là áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán)
Bước 7: Phục hồi hoạt động kinh doanh;
Bước 8: Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, quyết định doanh nghiệp phá sản (năm 2015)
Quy định của Luật phá sản 2014 về vấn đề hiệu lực của luật như sau:
Điều 131. Điều khoản chuyển tiếp
1. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phát hiện sau khi có quyết định tuyên bố phá sản theo Luật Phá sản số 21/2004/QH11 thì xử lý theo quy định tại Điều 127 của Luật này.
2. Đối với quyết định tuyên bố phá sản được ban hành theo quy định của Luật Phá sản số 21/2004/QH11 trước ngày Luật này có hiệu lực mà có khiếu nại, kháng nghị, đến ngày Luật này có hiệu lực chưa được giải quyết thì giải quyết theo thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 111, Điều 112 và Điều 113 của Luật này.
3. Đối với yêu cầu mở thủ tục phá sản đã được Tòa án nhân dân thụ lý trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản thì áp dụng quy định của Luật này để tiếp tục giải quyết.
4. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Điều 132. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
2. Luật Phá sản số 21/2004/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực
Trong trường hợp mà bạn vừa nêu, hội nghị chủ nợ được diễn ra vào năm 2013, tức là trước ngày Luật phá sản 2014 có hiệu lực thi hành (ngày 1/1/2015). Điều đó đồng nghĩa với việc yêu cầu mở thủ tục phá sản đã được Tòa án nhân dân thụ lý trước ngày Luật phá sản mới có hiệu lực mà chưa ra quyết đinh tuyên bố doanh nghiệp phá sản. Do đó, các quy định của Luật phá sản 2014 được áp dụng để tiếp tục giải quyết.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Thay đổi trình tự thủ tục phá sản theo Luật phá sản năm 2014
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại