Việc công chứng hợp đồng mua bán nhà đất là quy định khi các bên tiến hành giao dịch chuyển nhượng nhà đất. Dưới đây là dịch vụ công chứng hợp đồng mua bán nhà đất tại Hà Nội:
Mục lục bài viết
1. Dịch vụ công chứng hợp đồng mua bán nhà đất tại Hà Nội:
Công chứng được hiểu là công việc của một công chứng viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận các hợp đồng, giao dịch là hợp pháp, xác thức, bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt là chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội trên cơ sở nhu cầu của cá nhân, tổ chức yêu cầu thực hiện công chứng một cách tự nguyện.
Như vậy, công chứng hợp đồng mua bán nhà đất được hiểu là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng mua bán, chuyển nhượng này.
Hiện nay, để đảm bảo tính xác thực, hợp pháp của giao dịch mua bán nhà đất theo đúng quy định pháp luật, việc công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất được người dân nâng cao và rất coi trọng. Tại các văn phòng công chứng trong phạm vi này sẽ thực hiện công chứng các giao dịch sau:
– Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
– Công chứng hợp đồng mua bán nhà.
– Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
– Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.
– Công chứng hợp đồng tặng cho nhà.
– Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
– Và/hoặc các thủ tục khác cũng gắn liền và liên quan đến bất động sản là nhà đất.
– Bên cạnh việc thực hiện thủ tục, văn phòng công chứng cũng nhận tư vấn miễn phí hoặc tư vấn có tính phí đối với các vấn đề có gắn liền với thủ tục thực hiện như:
+ Tư vấn thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Tư vấn thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
+ Tư vấn thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
+ Tư vấn thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.
+ Tư vấn về các loại thuế, phí và mức đóng thuế, phí người dân phải đóng khi thực hiện chuyển quyền sử dụng đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Một số văn phòng công chứng tại Hà Nội người dân có thể tham khảo:
– Văn phòng công chứng Thanh Xuân.
– Văn phòng công chứng Bùi Phơn.
– Văn phòng công chứng Hà Nội.
– Văn phòng công chứng Hà Đông.
– Văn phòng công chứng Gia Khánh.
– Văn phòng công chứng Lê Dung.
– Văn phòng công chứng Gia Khánh.
-….
2. Hồ sơ, thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà đất:
2.1. Hồ sơ công chứng hợp đồng mua bán nhà đất:
Theo quy định tại Điều 40, Điều 41 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH 2018 Luật công chứng quy định hồ sơ công chứng hợp đồng mua bán nhà đất bao gồm:
– Hồ sơ đối với bên bán:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất (Sổ đỏ, Sổ hồng).
+ Giấy tờ tùy thân (gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân).
+ Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân).
+
– Hồ sơ đối với bên mua:
+ Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân).
+ Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân).
– Ngoài ra là phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu của văn phòng công chứng).
– Hợp đồng mua bán nhà đất (các bên có thể soạn thảo sẵn hợp đồng).
2.2. Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà đất:
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ và giấy tờ như trên, bên mua và bên bán nhà đất đến văn phòng công chứng để nộp hồ sơ và yêu cầu công chứng hợp đồng mua bán nhà đất.
Hiện nay, theo quy định tại Điều 42 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH 2018 Luật công chứng đối với phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản sẽ phải công chứng tại các cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của nhà, đất đó.
Như vậy, bên mua và bên bán lưu ý đến văn phòng công chứng tại nơi có nhà, đất để thực hiện công chứng hợp đồng mua bán nhà, đất.
Bước 2: Tiếp nhận yêu cầu công chứng:
Sau khi nhận được yêu cầu và hồ sơ của bên mua, bên bán, văn phòng công chứng thực hiện đánh giá yêu cầu của pháp luật với người công chứng.
Thực hiện kiểm tra hồ sơ yêu cầu công chứng có hợp pháp hay không.
Nếu như hồ sơ công chứng đầy đủ và hợp pháp: văn phòng công chứng thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
Nếu như hồ sư chưa đầy đủ: yêu cầu bổ sung hồ sơ theo đúng quy định.
Bước 3: Tiến hành công chứng:
Việc thực hiện công chứng sẽ chia là 02 trường hợp:
Thứ nhất, đối với trường hợp các bên có hợp đồng mua bán soạn sẵn:
– Công chứng viên thực hiện kiểm tra dự thảo hợp đồng mua bán nhà đất đó có hợp pháp hay không?
Trường hợp hợp đồng mua bán nhà đất hợp pháp: thực hiện các bước tiếp theo.
Nếu trường hợp hợp đồng mua bán nhà đất còn thiếu hay chưa đúng thì yêu cầu các bên sửa lại hợp đồng. Trường hợp không sửa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
Thứ hai, đối với trường hợp các bên chưa có sự thảo hợp đồng mua bán nhà đất sẵn, yêu cầu văn phòng công chứng soạn thảo.
– Sau khi công chứng viên soạn xong hợp đồng thì các bên mua và bên bán đọc lại nội dung hợp đồng và ký xác nhận vào hợp đồng.
– Trước mặt của công chứng viên, người yêu cầu công chứng phải ký vào từng trang của hợp đồng.
– Thực hiện đối chiếu hồ sơ.
– Thực hiện ghi lời chứng, ký và đóng dấu.
3. Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất là bao nhiêu?
Trường hợp 01: mua bán đất:
Phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được tính trên giá trị quyền sử dụng đất.
Trường hợp 02: mua bán nhà đất:
Phí công chứng sẽ được tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.
Cụ thể theo mức trong bảng dưới đây:
Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng chuyển nhượng | Mức thu (đồng/trường hợp) |
Dưới 50 triệu đồng | 50.000 đồng |
Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng | 100.000 đồng |
Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng | 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch |
Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng | 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng |
Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng | 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng |
Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng | 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng |
Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng | 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng. |
Trên 100 tỷ đồng | 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp). |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH 2018 Luật công chứng.
Thông tư số 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.