Người lao động có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con nếu như đáp ứng được đồng thời hai điều kiện là đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng và cũng đã được người sử dụng lao động đồng ý. Vậy người lao động đi làm trước thời gian thai sản có phải đóng BHXH không?
Mục lục bài viết
1. Đi làm trước thời gian thai sản có phải đóng BHXH không?
Người lao động sau sinh con vẫn có thể quay trở về làm việc trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con, vấn đề này đã được quy định tại Điều 40
– Sau khi mà đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;
– Phải báo trước và đã được người sử dụng lao động đồng ý.
Như vậy, người lao động có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con nếu như đáp ứng được đồng thời hai điều kiện là đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng và cũng đã được người sử dụng lao động đồng ý. Ở trường hợp này, ngoài tiền lương của các ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn sẽ được hưởng về những
Điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư
Theo các quy định trên, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và cả đơn vị phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
Như vậy, qua các quy định trên có thể khẳng định được rằng người lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi đi làm trước thời gian thai sản thì vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động đi làm trước thời gian thai sản:
Như đã phân tích ở mục trên, người lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi đi làm trước thời gian thai sản thì vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Mức đóng bảo hiểm xã hội là tỷ lệ phần trăm của số tiền lương tháng mà người lao động và người sử dụng lao động phải đóng vào trong quỹ bảo BHXH để hưởng các quyền lợi bảo hiểm xã hội khi mà có nhu cầu. Mức đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động đi làm trước thời gian thai sản vẫn theo như mức đóng bảo hiểm xã hội của những người lao đông bình thường khác.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH năm 2017; Khoản 1 Điều 57 của Luật Việc làm 2013; Khoản 1 Điều 7 của
– Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động:
Quỹ bảo hiểm xã hội | Quỹ TNLĐ-BNN | Quỹ TNLĐ-BNN | Quỹ BHYT | Tổng mức đóng | |
Quỹ hưu trí, tử tuất | Quỹ ốm đau, thai sản | ||||
8% | 0 | 0 | 1% | 1,5% | 10,5% |
– Mức đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động:
Quỹ bảo hiểm xã hội | Quỹ TNLĐ-BNN | Quỹ TNLĐ-BNN | Quỹ BHYT | Tổng mức đóng | |
Quỹ hưu trí, tử tuất | Quỹ ốm đau, thai sản | ||||
14% | 3% | 0,5% | 1% | 3% | 21,5% |
Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng đối với người lao động đi làm trước thời gian thai sản và người sử dụng lao động tổng là bằng 32,5% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, trong đó người sử dụng lao động đóng 21,5% và người lao động đi làm trước thời gian thai sản đóng 10,5%.
3. Phạt hành chính khi đi làm trước thời gian thai sản không đóng BHXH:
Căn cứ Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt hành chính khi đi làm trước thời gian thai sản không đóng BHXH được quy định như sau:
– Đối với người lao động: khoản 1 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 500.000 đồng cho đến 1.000.000 đồng đối với chính những người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động của mình không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hay là tham gia không đúng đối tượng hoặc là tham gia nhưng không đúng mức quy định. Theo đó, nếu như người lao động đi làm trước thời gian thai sản mà có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không thực hiện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
– Đối với người sử dụng lao động: khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 12% cho đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp ở ngay tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa là không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
+ Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
+ Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng lại không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;
+ Chiếm dụng số tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.
Theo quy định trên, nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đi làm trước thời gian thai sản thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền mà mình phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa là không quá 75.000.000 đồng. Thêm nữa, Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định rõ mức phạt tiền quy định đối với vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội chính là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đi làm trước thời gian thai sản thì bị phạt như sau:
– Người sử dụng lao động là cá nhân: phạt tiền từ 12% cho đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp ngay tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.
– Người sử dụng lao động là tổ chức: phạt tiền từ 24% cho đến 30% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp ngay tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
THAM KHẢO THÊM: