Đi đặt vòng trong thời gian nghỉ việc không hưởng lương. Gia hạn thêm thời gian nghỉ không hưởng lương.
Đi đặt vòng trong thời gian nghỉ việc không hưởng lương. Gia hạn thêm thời gian nghỉ không hưởng lương.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Cho em hỏi em đã viết đơn nghỉ việc hôm 3/5/2016 đến ngày 30/5/2016 nhưng trong thời gian này con em ốm em đã gửi giấy viện và giấy hưởng bảo hiểm vào là đến hết ngày 15/5/2016. Giờ em đi đặt vòng và em có gửi giấy vào công ty để nghỉ thêm 1 tuần nữa. Như vậy có vi phạm pháp luật không ạ? Xin luật sư tư vấn giúp em.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật lao động năm 2012;
– Luật bảo hiểm xã hội 2014.
2. Luật sư tư vấn:
Về việc người lao động xin nghỉ việc không hưởng lương thì căn cứ vào điều kiện, tính chất công việc của người lao động đảm nhiệm mà hai bên giữa công ty và người lao động tự thỏa thuận về việc đồng ý cho người lao động nghỉ việc không lương hay không, như bạn trình bày giả sử là bạn viết đơn nghỉ việc hôm 3/5/2016 đến ngày 30/5/2016 và được chủ sử dụng lao động đồng ý chẳng hạn thì thời gian nghỉ không lương này đã được thống nhất với chủ sử dụng lao động. Vì thời gian nghỉ việc không lương hợp lý để đảm bảo yêu cầu công việc và pháp luật không có quy định về vấn đề này cho nên vấn đề này phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động căn cứ theo quy định sau tại Điều 166 “
" Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.".
Cho nên việc bạn viết đơn nghỉ việc không hưởng lương hoàn toàn dựa vào sự thỏa thuận của bạn với người sử dụng lao động và pháp luật không cấm về vấn đề này. Như bạn trình bày trong trường hợp bạn nghỉ trong thời gian nghỉ không hưởng lương này bạn chăm con ốm và vấn đề bạn muốn hỏi trong thời gian bạn xin nghỉ bạn có đặt vòng nếu trong thời gian bạn xin nghỉ bạn vẫn được phép nghỉ vì đây là thỏa thuận giữa bạn và người sử dụng lao động về chế độ nghỉ không hưởng lương. Còn nếu gần hết thời gian bạn xin nghỉ mà bạn mới thực hiện việc đặt vòng thì Theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014, khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng
"Điều 37. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
1. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;".
>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 1900.6568
Vì về vấn đề bạn nêu giờ bạn đi đặt vòng và bạn có gửi giấy vào công ty để nghỉ thêm 1 tuần nữa, bạn không nêu rõ thời gian là ngày nào bạn nghỉ để đặt vòng nên việc nghỉ việc trong trường hợp này phụ thuộc và sự thỏa thuận giữa bạn và chủ sử dụng lao động. Ví dụ bạn nghỉ trong thời gian bạn báo từ 03/05/2016 đến 30/05/2016 thì bạn không cần phải xin phép nghỉ thêm còn trong trường hợp ngoài ngày xin nghỉ đó thì bạn thỏa thuận với chủ sử dụng về vấn đề xin nghỉ nếu bên sử dụng lao động đồng ý bạn được phép nghỉ và không vi phạm pháp luật về vấn đề này. Hoặc trong trường hợp nghỉ hết 28 ngày nghỉ bạn muốn nghỉ thêm 7 ngày vì bạn đặt vòng trường hợp này cũng phụ thuộc và sự thỏa thuận giữa bạn và người sử dụng lao động. Còn về chế độ các chế độ liên quan đến vấn đề nghỉ chăm con ốm và nghỉ đặt vòng tránh thai do phía bảo hiểm chi trả nếu bạn tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại công ty.