Dưới đây là bài viết về chủ đề: Đề thi Khảo sát chất lượng đầu năm môn tiếng Việt lớp 4 bao gồm 3 loại đề khác nhau dành cho từng cấp độ khác nhau từ cơ bản đến nâng cao, mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Đề thi Khảo sát chất lượng đầu năm môn tiếng Việt lớp 4 hay nhất:
I. Đọc hiểu và Luyện từ và câu
Tình bạn
Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân:
– Cứu tôi với!
Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp.
Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương. Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn. Thế là Gà con được cứu sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen:
– Con đúng là Cún con dũng cảm! Mẹ rất tự hào về con!
Theo Mẹ kể con nghe
Khoanh vào chữ cái trước đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1. Thấy Gà con bị bắt, Cún con đã làm gì?
A. Cún con khóc thút thít vì vừa sợ lại vừa thương bạn
B. Cún con không biết làm cách nào vì Cún con cũng rất sợ cáo.
C. Cún con nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.
D. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát tình hình.
Câu 2. Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát thân?
A. Vì Cáo già rất sợ sư tử.
B. Vì Cáo già rất sợ Cún con
C. Vì Cáo già nhìn thấy có người đến.
D. Vì Cáo già rất sợ hổ.
Câu 3. Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn mình?
A. Cún con xé áo của mình ra để băng bó vết thương cho bạn.
B. Cún con ôm Gà con, vượt đường xa, đêm tối đến tìm bác sĩ Dê núi.
C. Cún con đi tìm chủ nhà tới chữa thương cho Gà con.
D. Cún con đưa bạn về tận nhà để Gà mẹ chữa thương.
Câu 4. Vì sao Cún con cứu Gà con?
A. Vì Cún ghét Cáo già
B. Vì Cún thương Gà con
C. Cún thích đội mũ sư tử
D. Vì mẹ Cún con dặn phải bảo vệ Gà con.
Câu 5. Câu “Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn.” Thuộc kiểu câu gì?
A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai là gì?
Câu 6. Trong câu: “Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi.” Tác giả sử dụng cách nhân hóa nào?
A. Dùng từ gọi người để gọi vật
B. Dùng từ tả hành động của người để tả vật.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
Câu 7. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào viết đúng chính tả?
A. Khẳng khuy
B. Khỉu tay
C. Khúc khuỷu
D. Đêm khuyu
Câu 8. Đặt dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây.
Vịt con đáp
– Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà
Câu 9. Gạch chân cặp tiếng bắt vần với nhau trong câu thơ sau:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
II. Tập làm văn
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) nói về một việc tốt góp phần bảo vệ môi trường.
Đáp án
I. Đọc hiểu – Luyện từ và câu
Câu 1: C (0,5 điểm)
Câu 2: A (0,5 điểm)
Câu 3: B (0,5 điểm)
Câu 4: B (0,5 điểm)
Câu 5: A (0,5 điểm)
Câu 6: C (0,5 điểm)
Câu 7: C (0,5 điểm)
Câu 8: (1 điểm)
Vịt con đáp
– Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà
Câu 9: (0,5 điểm)
Cặp tiếng bắt vần: thân – gần.
II. Tập làm văn (5 điểm)
2. Đề thi Khảo sát chất lượng đầu năm môn tiếng Việt lớp 4 cho học sinh giỏi:
A. PHẦN ĐỌC:
I. Đọc thành tiếng:
* Giáo viên chọn cho học sinh đọc một đoạn văn trong bài tập đọc ở SGK Tiếng Việt 3 tập 2; đoạn văn có độ dài khoảng khoảng 70 tiếng, đọc trong 1 phút và trả lời câu hỏi phù hợp với đoạn văn đó:
II. Đọc thầm và làm bài tập: (20 phút)
* Đọc thầm bài ONG THỢ
Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. Ông mặt trời nhô lên cười. Hôm nào Ong Thợ cũng thấy ông mặt trời cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong Thợ càng lao thẳng về phía trước.
Chợt từ xa một bóng đen xuất hiện. Đó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Nhưng Ong Thợ đã kịp lách mình. Thằng Quạ Đen đuổi theo nhưng không tài nào đuổi kịp. Đường bay của Ong Thợ trở lại thênh thang.
Theo Võ Quảng
* Dựa vào nội dung bài đọc và kiến thức đã học, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:
Câu 1. Tổ ong mật nằm ở đâu?
a. Trên ngọn cây.
b. Trong gốc cây.
c. Trên cành cây.
Câu 2. Quạ đen đuổi theo Ong Thợ để làm gì?
a. Để đi chơi cùng Ong Thợ.
b. Để đi lấy mật cùng Ong Thợ.
c. Để toan đớp nuốt Ong Thợ.
Câu 3. Câu nào dưới đây có hình ảnh nhân hóa?
a. Ông mặt trời nhô lên cười.
b. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang.
c. Chợt từ xa một bóng đen xuất hiện.
Câu 4. Câu “Ong Thợ bay xa tìm những bông hoa vừa nở.” thuộc mẫu câu nào em đã học ?
a. Ai là gì?
b. Ai làm gì?
c. Ai thế nào?
B. PHẦN VIẾT:
1. Chính tả (nghe – viết): (15 phút)
Bài: Ngôi nhà chung
Trên thế giới có hàng trăm nước, hàng nghìn dân tộc khác nhau. Mỗi nước, mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng. Nhưng tất cả đều đang sống trong một ngôi nhà chung là trái đất và có chung những việc phải làm. Đó là bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường sống, đấu tranh chống đói nghèo, bệnh tật…
2. Tập làm văn: 25 phút
Đề: Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một người thân trong gia đình em.
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
A. PHẦN ĐỌC: 10 điểm
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
– Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm
- Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; Sai dưới 3 – 4 tiếng : 1 điểm
- Sai dưới 5 – 6 tiếng: 0,5 điểm).
– Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (có thể mắc lỗi ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 chỗ ): 1 điểm; Không ngắt, nghỉ hơi đúng ở 3 – 4 câu: 0,5 điểm
– Tốc độ đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 1 điểm
+ Đọc trên 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm
– Trả lời đúng 1 câu hỏi: 1 điểm
* Lưu ý: Đối với học sinh dân tộc cho phép tốc độ đọc đến 2 phút, đọc sai dưới 5 – 6 tiếng mà không trừ điểm
II. Đọc thầm và làm bài tập: 4 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | b | c | a | b |
B. PHẦN VIẾT: (10 điểm)
1. Chính tả: (5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng bài viết: (5 điểm)
(Mỗi lỗi sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh, viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm (Các lỗi sai giống nhau trừ 1 lần điểm).
* Học sinh dân tộc mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm
2. Tập làm văn: (5 điểm)
– Học sinh viết đúng theo yêu cầu đề bài; Thể hiện rõ các nội dung:
- Giới thiệu người thân đó là ai.
- Sự yêu thương, quan tâm chăm sóc của người đó đối với em.
- Tình cảm của em đối với người đó.
– Dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, câu văn có hình ảnh, trình bày bài viết sạch đẹp: (5 điểm)
– Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết. Có thể ghi các mức điểm phù hợp: (4,5, 4; 3,5, 3; 2,5, 2; 1,5, 1; 0,5.)
* Lưu ý: Đối với học sinh dân tộc thời gian làm bài dao động từ 40 – 45 phút; không bắt buộc viết câu văn có hình ảnh.
3. Đề thi Khảo sát chất lượng đầu năm môn tiếng Việt lớp 4 của trường chuyên:
I. ĐỌC HIỂU – ĐỌC TIẾNG:
1/ Đọc hiểu (4 điểm) Em hãy đọc thầm đoạn văn sau và khoanh tròn vào ô trước câu trả lời đúng.
Chuyện của loài kiến
Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn.
Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp bị chết, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sống sót, bảo:
– Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.
Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo:
– Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được.
Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn.
Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.
(Theo Truyện cổ dân tộc Chăm)
Câu 1: Ngày xưa loài kiến sống thế nào?
a. Sống theo đàn.
b. Sống theo nhóm.
c. Sống lẻ một mình.
Câu 2: Kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp bị chết, nó đã làm gì?
a. Kiến sống theo đàn.
b. Đi khắp nơi tìm những con kiến còn sót đoàn kết lại để sống.
c. Yêu cầu đàn kiến nghe theo.
Câu 3: Chuyện của loài kiến cho em thấy được bài học gì?
a. Phải chăm chỉ, cần cù lao động.
b. Phải sống hiền lành, chăm chỉ.
c. Đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.
Câu 4: Câu “Đàn kiến đông đúc” thuộc mẫu câu nào em đã học?
a. Ai thế nào?
b. Ai làm gì?
c. Ai là gì?
2/ Đọc thành tiếng (6 điểm) GV cho HS đọc 1 đoạn bất kì trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 2 Tiếng Việt 4 tập 1, và yêu cầu HS trả lời từ 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1/ Chính tả: (5 điểm) Thời gian: 15 phút
2/ Tập làm văn (5 điểm):
Đề: Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về một việc tốt em đã làm góp phần bảo vệ môi trường.