Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng minh gửi đến bạn đọc bài viết Đề thi học kì 1 Địa lý 8 năm học 2024 - 2025 có đáp án. Cùng tham khảo bài viết của chúng mình nhé.
Mục lục bài viết
1. Bí quyết ôn thi môn Địa lý đạt điểm cao:
– Thí sinh cần bám sát cấu trúc đề thi để học. Cấu trúc đề thi gồm 4 câu hỏi, trong đó: 2 câu lý thuyết về địa lý tự nhiên, địa lý dân cư, các ngành kinh tế, vùng kinh tế; 1 câu hỏi kiểm tra kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam; 1 câu kiểm tra kĩ năng vẽ hình, nhận xét, diễn giải.
– Mặt khác, cần tận dụng Atlat Địa lý Việt Nam – tài liệu duy nhất có trong phòng thi, thí sinh nên dựa vào Atlat để học vì cả 4 câu hỏi trong đề thi đều được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam. Nam Nam để làm bài tập.
Chẳng hạn, ở câu 1 của đề thi về địa lý tự nhiên, địa lý dân cư và câu 2 về các ngành và vùng kinh tế, thí sinh hoàn toàn có thể sử dụng số liệu trên biểu đồ trong Atlat để làm bài.
– Để đạt điểm cao môn Địa lý, thí sinh cần trấn an tâm lý khi vào phòng thi và các kỹ năng làm bài: đọc kỹ đề, lập dàn ý vào giấy nháp, sử dụng Atlat để làm bài, câu dễ làm trước những khó khăn. Sau đó, dành 5-10 phút cuối giờ để kiểm tra lại toàn bài…
– Nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa
Đối với các vùng, học sinh cần nắm cơ sở mang tính chất đặc thù của từng vùng. Bạn cần tránh học tủ vì đề thi trắc nghiệm có thể bao quát một mảng kiến thức rất rộng và dàn trải ra nhiều phần khác nhau, bao quát hơn rất nhiều so với đề thi tự luận. Ngoài ra, khi đã nắm vững kiến thức cơ bản, bạn có thể học các chương trình nâng cao hơn, mở rộng tầm nhìn của mình.
– Để ôn luyện lý thuyết các bạn nên lựa chọn cho mình một phương pháp học phù hợp nhất để có thể nhớ bài một cách tốt nhất. Các phần cơ bản gồm: Địa lý tự nhiên, Địa lý dân số, Địa lý kinh tế và Địa lý các vùng kinh tế.
-Về kĩ năng Địa lí gồm 2 phần nhỏ là biểu đồ và bảng số liệu:
+ Các loại biểu tượng:
Biểu đồ hình tròn: khi câu hỏi yêu cầu thể hiện cơ cấu, tỷ trọng, tỷ trọng (%) của các đối tượng dưới 2 tuổi.
Biểu đồ cột (đơn, đôi…): khi bài toán yêu cầu thể hiện sự thay đổi của một đối tượng qua nhiều năm hoặc so sánh các đối tượng khi có cùng một đơn vị trong một năm.
Biểu đồ đường (đồ thị): khi bài toán yêu cầu biểu diễn sự thay đổi, lớn lên, diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị trong nhiều năm.
Biểu đồ kết hợp giữa đường và cột: khi đề bài yêu cầu thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị tính nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc bài toán có từ ba loại dữ liệu trở lên cần thể hiện trên cùng một biểu đồ
Biểu đồ miền: khi đề bài hỏi có thể làm rõ sự thay đổi về cơ cấu, tỷ trọng của hai hoặc ba nhóm đối tượng từ 3 năm trở lên..
Biểu đồ cột: khi bài toán yêu cầu thể hiện tốt nhất kích thước và cấu trúc của đối tượng (theo tỷ lệ phần trăm tuyệt đối).
Ngoài ra còn có dạng biểu đồ miền kết hợp với đường: biểu đồ này thường được dùng trong những trường hợp đặc biệt: ví dụ: tỷ suất xuất, nhập khẩu, tỷ suất xuất nhập khẩu, tỷ suất sinh, tỷ suất tử, tỷ suất tự nhiên. tăng…
2. Đề thi học kì 1 Địa lý 8 năm học 2024 – 2025 có đáp án:
2.1. Đề thi học kì 1 Địa lý 8 năm học 2024 – 2025 có đáp án – đề 1:
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến:
A. vùng Xích đạo B. chí tuyến Bắc C. chí tuyến Nam D. vòng cực Bắc
Câu 2. Tại sao châu Á có nhiều đới khí hậu?
A. lãnh thổ rất rộng lớn
B. có nhiều núi và sơn nguyên
C. lãnh thổ trải dài từ Cực đến xích đạo
D. có nhiều dãy núi cao
Câu 3. Khu vực nào ở châu Á sông ngòi kém phát triển nhất?
A. Đông Nam Á và Tây Nam Á
B. Trung Á và Đông Á
C. Đông Á và Nam Á
D. Tây Nam Á và Trung Á
Câu 4. Hướng gió chính nào sau đây là hướng gió vào mùa hạ ở Khu vực Nam Á?
A. Tây Nam B. Đông Bắc C. Tây Bắc D. Đông Nam
Câu 5. Hồi giáo là một trong những tôn giáo lớn ở Châu Á ra đời tại quốc gia nào?
A. Pa-let-tin B. Trung Quốc C. A-rập-xê-út D. Ấn Độ
Câu 6. Nước nào sau đây có diện tích lớn nhất ở Châu Á?
A. A-rập-xê-út B. Trung Quốc C. Ấn Độ D. Pa-ki-xtan
Câu 7. Những quốc gia nào được xem là con rồng của châu Á?
A. Nhật Bản, Brunây, Trung Quốc
B. Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapo
C. Trung Quốc, Ấn Độ, Malayxia
D. Miama, Thái Lan, Campuchia
Câu 8. Nước nào trong các nước dưới đây khai thác và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất Châu Á?
A. Trung Quốc B. A-rập-xê-út C. Việt Nam D. Ấn Độ
Câu 9. Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á có đặc điểm chung là:
A. chủ yếu phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
B. chủ yếu phát triển công nghiệp khai khoáng.
C. chủ yếu phát triển công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo.
D. rất đa dạng nhưng phát triển chưa đều.
Câu 10. Sông nào bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng chảy về phía đông rồi đổ ra biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông?
A. Trường Giang, Mê Công.
B. A-mua, Mê Công.
C. Hoàng Hà, Trường Giang.
D. A-mua, Trường Giang.
Phần tự luận
Câu 1 (3,5 điểm). Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? Nêu đặc điểm chung của đới khí hậu đó?
Câu 2 (1,5 điểm). Giải thích tại sao Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của châu Á?
Đáp án và Thang điểm
I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu tương ứng với 0,5 điểm)
Câu 1. Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với hai châu lục và ba đại dương rộng lớn. Đây là châu lục rộng lớn nhất thế giới.
Chọn: A.
Câu 2. Châu Á có nhiều đới khí hậu là do lãnh thổ trải dài từ cực Bắc đến xích đạo. Ngoài ra trong các đới khí hậu lại có nhiều kiểu khí hậu là do lãnh thổ rộng lớn, các sơn nguyên, cao nguyên và các dãy núi ngăn cản ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa.
Chọn: C.
Câu 3. Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nên sông ngòi kém phát triển.
Chọn: D.
Câu 4. Hướng gió chính vào mùa hạ ở khu vực Nam Á là hướng Tây Nam.
Chọn: A.
Câu 5. Hồi giáo là một trong những tôn giáo lớn ở Châu Á ra đời tại A-rập-xê-út vào thế kỉ VII sau công nguyên.
Chọn: C.
Câu 6. Ba nước có diện tích lớn nhất châu Á là Liên Bang Nga (13,1 triệu km2 – 17,1 triệu km2 nếu tính cả lãnh thổ châu Âu), Trung Quốc (9,6 triệu km2) và Ấn Độ (khoảng 3,3 triệu km2).
Chọn: B.
Câu 7. Những nước được xem là nước công nghiệp mới, con rồng Châu Á là Trung Quốc, Ấn Độ, Malayxia và Thái Lan.
Chọn: C.
Câu 8. Nước khai thác và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất Châu Á là A-rập-xê-út.
Chọn: B.
Câu 9. Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á có đặc điểm chung là rất đa dạng nhưng phát triển chưa đều.
Chọn: A.
Câu 10. Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang là hai con sông bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng chảy về phía đông rồi đổ ra biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông.
Chọn: C.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (3,5 điểm).
– Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. (1 điểm)
– Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở:
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 21°C, lượng mưa lớn (1500 – 2000 mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%). (0,75 điểm)
+ Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam. (0,75 điểm)
+ Tính chất đa dạng và thất thường: Khí hậu nước ta phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau. Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,… (1 điểm)
Câu 2 (1,5 điểm).
– Nhật Bản sớm thực hiện công cuộc cải cách đổi mới nền kinh tế vào cuối thế kỉ XIX. (0,5 điểm)
– Mở rộng quan hệ với các nước phương Tây. (0,5 điểm)
– Xóa bỏ chế độ phong kiến, tạo đà cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. (0,5 điểm)
2.2. Đề thi học kì 1 Địa lý 8 năm học 2024 – 2025 có đáp án – đề 2:
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Dãy núi cao nhất châu Á là dãy núi nào sau đây?
A. Thiên Sơn B. Hi-ma-lay-a C. Côn Luân D. An-Tai
Câu 2. Vùng nào của châu Á có kiểu khí hậu lục địa?
A. nội địa và Nam Á
B. nội địa và Đông Nam Á
C. nội địa và Đông Á
D. nội địa và Tây Nam Á
Câu 3. Các sông ở Bắc Á thường gây lũ lụt vào mùa nào trong năm?
A. xuân B. hạ C. thu D. đông
Câu 4. Khu vực chịu ảnh ảnh sâu sắc của gió mùa Đông Bắc ở nước ta là:
A. Miền Bắc B. Miền Trung C. Miền Nam D. Miền Tây
Câu 5. Đông Nam Á là khu vực phân bố chủ yếu của chủng tộc nào?
A. Môn-gô-lô-ít B. Nê-grô-ít. C. Ô-xtra-lô-ít D. Ơ-rô-pê-ô-ít
Câu 6. Ở Châu Á khu vực nào có mật độ dân số thấp nhất?
A. Nam Liên Bang Nga, Trung Ấn
B. Bắc Liên Bang Nga, Tây Trung Quốc
C. Bắc Nam Á, Đông Á
D. Nam Liên Bang Nga, Việt Nam
Câu 7. Quốc gia nào dưới đây được coi là nước công nghiệp mới?
A. Ấn Độ B. Nhật Bản C. Việt Nam D. Xing-ga-po
Câu 8. Ấn Độ ra đời hai tôn giáo lớn nào trên thế giới?
A. Ấn Độ giáo và Phật giáo
B. Ấn Độ giáo và Ki-tô giáo
C. Ấn Độ giáo và Hồi giáo
D. Phật giáo và Ki-tô giáo
Câu 9. Nước nào có dân số đông nhất khu vực Đông Á?
A. Nhật Bản B. Trung Quốc C. Hàn Quốc D. Đài Loan
Câu 10. Ở khu vực Đông Á phía tây phần đất liền không có con sông nào?
A. A-mua B. Hoàng Hà C. Trường Giang D. Sông Hằng
Phần tự luận
Câu 1 (3 điểm). Cho bảng số liệu sau:
– Nhận xét số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á so với các châu khác và so với thế giới.
– Giải thích tại sao châu Á đông dân?
Câu 2 (2 điểm). Trình bày những điểm khác nhau về địa hình phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á?
Đáp án và Thang điểm
I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu tương ứng với 0,5 điểm)
Câu 1. Dãy núi cao nhất châu Á là Hi-ma-lay-a với đỉnh núi Everest cao 8848m và là đỉnh núi cao nhất thế giới.
Chọn: B.
Câu 2. Các kiểu khí hậu lục địa phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và Tây Nam Á.
Chọn: D.
Câu 3. Các sông ở Bắc Á vào mùa xuân do tuyết tan và mực nước lên nhanh nên thường gây ra lũ băng lớn.
Chọn: A.
Câu 4. Ở Việt Nam, vào mùa đông khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc là miền Bắc, đặc biệt là khu vực Đông Bắc.
Chọn: A.
Câu 5. Chủng tộc Môn-gô-lô-ít phân bố chủ yếu ở Bắc Á, Đông Á và Đông Nam Á.
Chọn: A.
Câu 6. Các khu vực ở châu Á có mật độ dân số thấp nhất là Bắc Liên Bang Nga, Tây Trung Quốc, Ả-rập Xê-út, Pa-xi-xtan,…
Chọn: B.
Câu 7. Các nước công nghiệp mới ở châu Á là Hàn Quốc, Xin-ga-po và Đài Loan.
Chọn: D.
Câu 8. Ấn Độ ra đời hai tôn giáo lớn là Ấn Độ giáo và Phật giáo. Ki-tô giáo ra đời ở Pa-le-xtin còn Hồi giáo ra đời tại Ả-rập Xê-út.
Chọn: A.
Câu 9. Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất khu vực Đông Á và cũng là quốc gia đông dân nhất trên thế giới (đứng thứ 2 là Ấn Độ, Mỹ, In-do-ne-xi-a).
Chọn: B.
Câu 10. Phần đất liền của Đông Á có 3 con sông lớn là sông A-mua, Hoàng Hà và sông Trường Giang. Còn sông Hằng là con sông quan trọng nhất của tiểu lục địa Ấn Độ. Sông Hằng dài 2.510 km bắt nguồn từ dãy Hymalaya của Bắc Trung Bộ Ấn Độ, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal.
Chọn: D.
II. TỰ LUẬN
Câu 1.
– Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới: Năm 2002, dân số châu Á gấp 5,2 châu Âu, gấp 117,7 châu Đại Dương, gấp 4,4 châu Mĩ và gấp 4,5 châu Phi. Dân số châu Á chiếm 60,6% dân số thế giới. (1 điểm)
– Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á vào loại cao, 1,3% bằng mức trung bình của thế giới, sau châu Phi và châu Mĩ. (1 điểm)
– Châu Á đông dân vì:
+ Phần lớn diện tích đất đai thuộc vùng ôn đới, nhiệt đới. (0,25 điểm)
+ Châu Á có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa. (0,25 điểm)
+ Đại bộ phận các nước kinh tế còn đang phát triển, hoạt động nông nghiệp là chính nên vẫn cần nhiều lao động. (0,25 điểm)
+ Nhiều nước vẫn còn chịu ảnh hưởng của các quan điểm lạc hậu, tư tưởng đông con vẫn còn phổ biến. (0,25 điểm)
Câu 2.
Địa hình phần đất liền (1 điểm) | Địa hình phần hải đảo (1 điểm) |
– Phần đất liền chiếm tới 83,7% diện tích lãnh thổ. | – Nằm trong “vòng đai lửa Thái Bình Dương”. |
– Ở đây có các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở nửa phía tây Trung Quốc, nhiều núi có băng hà bao phủ quanh năm. | – Đây là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa hoạt động gây tai họa cho nhân dân. |
– Các vùng đồi, núi thấp xen các đồng bằng rộng và bằng phẳng, phân bố ở phía đông Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. | – Ở Nhật Bản có các núi cao, phần lớn là núi lửa. |
– Là nơi bắt nguồn của nhiều hệ thống sông lớn. | – Sông ngòi tương đối nghèo nàn, ngắn, nhỏ. |
3. Ma trận Đề thi học kì 1 Địa lý 8:
Tên chương/bài | Số câu – tương ứng với cấp độ nhận thức | Tổng | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng _Thấp | Vận dụng _Cao | ||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
Bài 1. Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản | 2 | 2 | |||||||
Bài 2. Khí hậu châu Á | 1 | 1 | 2 | ||||||
Bài 3. Sông ngòi và cảnh quan châu Á | 2 | 2 | |||||||
Bài 4. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á | 1 | 1 | 1 | 3 | |||||
Bài 5. Đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội các nước châu Á | 2 | 1 | 3 | ||||||
Bài 6. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội các nước châu Á | 2 | 1 | 1 | 4 | |||||
Bài 7. Khu vực Tây Nam Á | 2 | 1 | 1 | 4 | |||||
Bài 8. Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á | 2 | 1 | 1 | 1 | 5 | ||||
Bài 9. Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á | 2 | 2 | 1 | 5 | |||||
Bài 10. Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á | 2 | 1 | 1 | 1 | 5 | ||||
Bài 11. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Á | 2 | 2 | 1 | 5 | |||||
TỔNG | 20 | 10 | 6 | 4 | 40 |