Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt 2 năm 2024 - 2025 có đáp án bao gồm nhiều câu hỏi khác nhau về các kỹ năng ngôn ngữ Tiếng Việt, bao gồm ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và viết văn. Học sinh cần phải nắm vững các kỹ năng này để có thể trả lời các câu hỏi trong đề thi một cách chính xác và đầy đủ.
Mục lục bài viết
1. Cách làm bài thi giữa học kì 2 Tiếng Việt 2 đạt kết quả cao:
Để đạt kết quả cao trong bài thi giữa học kì 2 Tiếng Việt 2, em có thể tham khảo một số cách sau đây:
– Làm quen với cấu trúc đề thi: Để làm tốt bài thi, em cần hiểu rõ cấu trúc đề thi, các dạng câu hỏi, số lượng câu hỏi, thời gian làm bài… từ đó có phương pháp làm bài đúng, nhanh và chính xác.
– Ôn tập kiến thức: Em cần học lại kiến thức đã học ở các bài giảng, bài tập trên lớp, các đề thi mẫu để củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài.
– Đọc và hiểu đề bài: Trước khi bắt đầu làm bài, em cần đọc kỹ đề bài, hiểu rõ yêu cầu của từng câu hỏi, chú ý đến các từ khóa, dấu hiệu giúp em trả lời đúng.
– Lập kế hoạch và phân chia thời gian: Em cần lập kế hoạch làm bài thi sao cho hợp lý, phân chia thời gian cho từng phần bài thi, đảm bảo không bỏ sót câu hỏi và hoàn thành bài thi trong thời gian quy định.
– Ghi chú và sắp xếp ý tưởng: Khi làm bài thi, em cần ghi chú và sắp xếp ý tưởng, tránh việc nhớ lẫn các ý tưởng, câu trả lời.
– Tập trung và thật sự làm bài: Khi làm bài thi, em cần tập trung, không để những vấn đề khác ảnh hưởng đến quá trình làm bài. Ngoài ra, em cần làm bài thật sự, không sao chép, không sử dụng tài liệu hay giấy ghi chép.
Chúc em đạt kết quả cao trong bài thi giữa học kì 2 Tiếng Việt 2!
2. Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt 2 năm 2024 – 2025 có đáp án:
2.1. Đề 1:
1.Đọc thầm đoạn văn sau:
Nhà bác học và bà con nông dân
Hôm ấy, tiến sĩ nông học Lương Định Của cùng cán bộ xuống xem xét tình hình nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên.
Thấy bà con nông dân đang cấy lúa trên những thửa ruộng ven đường, bác Của bảo dừng xe, lội xuống ruộng trò chuyện với mọi người. Bác khuyên bà con nên cấy ngửa tay để rễ mạ ăn nông, cây lúa dễ phát triển. Lúc cấy cần chăng dây cho thẳng hàng để sau này dễ dùng cào cải tiến làm cỏ sục bùn….
Rồi bác cười vui và nói với mọi người:
Nào, ai cấy nhanh nhất xin mời cấy thi với tôi xem kĩ thuật cũ và kĩ thuật mới đằng nào thắng, nghe!
Thế là cuộc thi bắt đầu. Chỉ ít phút sau, bác đã bỏ xa cô gái cấy giỏi nhất vài mét. Lúa bác cấy vừa đều vừa thẳng hàng. Thấy vậy, ai nấy đều trầm trồ, thán phục nhà bác học nói và làm đều giỏi.
(Theo Nguyễn Hoài Giang)
Dựa vào nội dung bài đọc, làm các bài tập dưới đây bằng cách chọn rồi viết chữ cái của mỗi câu trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.
Câu 1. Bác Của khuyên bà con nông dân nên cấy lúa thế nào?
A. Cấy ngửa tay để rễ mạ ăn nông, lúa dễ pháttriển
B. Cấy ngửa tay để rễ mạ ăn sâu, lúa dễ phát triển
C. Cấy úp tay để rễ mạ ăn nông, lúa mau phát triển.
Câu 2. Kết quả thi cấy giữa bác Của và cô gái cấy giỏi nhất ra sao? (Hãy nối ý ở bên trái với ý ở bên phải cho thích hợp)
Câu 6: Ghi lại từ chỉ đặc điểm trong câu “Lá bằng lăng có màu xanh thẫm, lá to bằng bàn tay người lớn.” …………………………………………………………………..
Câu 7: Trong các câu sau, câu nào là câu nêu đặc điểm?
A. Ngọc ghé vào một cửa hàng mua một chiếc cặp tóc.
B. Ngọc thật xinh xắn và đáng yêu.
C. Hôm đó là một ngày vui của Ngọc.
Câu 8: Từ ngữ nào không cùng nhóm với các từ ngữ còn lại:
A. Gà mái B. Chó con C. Đáng yêu D. Mèo mun
* Đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 7 | 8 |
Đáp án | A | 2a, 1b | S-S-Đ | B | C |
Điểm | 0.5 | 0.5 | 0.5 | 0.5 | 0.5 |
Câu 4 (1 điểm). Hs viết ra giấy ô ly câu trả lời nói được lời khen của mình dành cho nhà bác học.
VD: Nhà bác học Lương Định Của thật tài giỏi./Ôi! Bác học Lương Định Của giỏi quá!/…
Câu 5 (1 điểm) . HS viết sắp xếp thành câu nêu hoạt động.
VD: Hàng cây xanh sung sướng rung rinh cành lá dưới màn mưa mát mẻ.
Câu 6 (0.5 điểm). HS ghi được 2 từ: xanh thẫm, to.
Câu 9 (1 điểm).
1 (,) 5 (?)
2 (.) 6 (?)
3 (?) 7 (,)
4 (.) 8 (,)
2.2. Đề 2:
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Chuyện bốn mùa (Trang 4 – TV3/T2)
2. Ông Mạnh thắng Thần Gió (Trang 13 – TV3/T2)
3. Vè chim (Trang 28 – TV3/T2)
4. Cò và Cuốc (Trang 37 – TV3/T2)
5. Sư Tử xuất quân (Trang 46 – TV3/T2)
6. Quả tim khỉ (Trang 50 – TV3/T2)
7. Bé nhìn biển (Trang 65 – TV3/T2)
8. Cá sấu sợ cá mập (Trang 74 – TV3/T2)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
CÂY TRONG VƯỜN
Khu vườn nhà Loan không rộng lắm. Nó chỉ bằng một cái sân nhỏ nhưng có bao nhiêu là cây. Mỗi cây có một đời sống riêng, một tiếng nói riêng. Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Cây mơ, cây cải nói chuyện bằng lá. Cây bầu, cây bí nói chuyện bằng quả. Cây khoai, cây dong nói chuyện bằng củ, bằng rễ… Phải yêu vườn như Loan mới hiểu được tiếng của các loài cây.
Cũng trên một mảnh vườn, sao lời cây ớt cay, lời cây sung chát, lời cam ngọt, lời cây móng rồng thơm như một chín, lời cây chanh chua… Trăm cây trong vườn đều sinh ra từ đất. Đất nuôi dưỡng cây từ sữa của mình. Đất truyền cho cây sắc đẹp, mùa màng. Chính đất là mẹ của các loài cây.
1. Vườn nhà Loan có những cây gì? (0,5 điểm)
A. Cây lan, cây huệ, cây hồng, cây mơ, cây cải
B. Cây bầu, cây bí, cây khoai, cây dong
C. Tất cả các loại cây ở trên
2. Cây bầu, cây bí nói chuyện bằng gì? (0.5 điểm)
A. Bằng hương, bằng hoa
B. Bằng quả
C. Bằng củ, bằng rễ
3. Nhờ đâu Loạn hiểu được lời nói của các loài cây? (0,5 điểm)
A. Vì Loan rất yêu vườn cây
B. Vì Loan nghe được cây nói chuyện
C. Vì Bà nói cho Loan nghe
4. Cây cam có lời nói như thế nào? (0,5 điểm)
A. Lời cây cam chát
B. Lời cây cam chua
C. Lời cây cam ngọt
5. Mẹ của các loài cây là: (0,5 điểm)
A. Đất
B. Mặt trăng
C. Mặt trời
6. Bộ phận in đậm trong câu “Khu vườn nhà Loan không rộng lắm.” Trả lời cho câu hỏi nào? (0,5 điểm)
A. Là gì?
B. Như thế nào?
C. Làm gì?
7. Tìm từ chỉ tính chất trong câu: “Lời cây móng rồng thơm như mít chín.” (0,5 điểm)
A. móng rồng.
B. mít.
C. thơm
8. Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” Trong câu sau: (0,5điểm)
“Trong vườn có rất nhiều loài cây”
9. Điền tên loài vật thích hợp vào chỗ trống (1 điểm)
– Dữ như…..
Khỏe như….
10. Viết vào chỗ trống câu trả lời cho mỗi câu hỏi sau: (1 điểm)
a) Khi nào học sinh kết thúc năm học và được nghỉ hè.
b) Học sinh bắt đầu năm học mới khi mùa nào tới.
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Sân chim
Chim nhiều không tả xiết. Chúng đậu và làm tổ thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng. Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuyện không nghe được nữa. Thuyền đã đi xa mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây sát sông.
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Một người bạn mới chuyển đến lớp của em. Em hãy viết lời giới thiệu về mình để làm quen với bạn đó.
* Đáp án:
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)
– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.
– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
1. (0.5 điểm) C. Tất cả các loại cây ở trên
2. (0.5 điểm) B. Bằng quả
3. (0.5 điểm) A. Vì Loan rất yêu vườn cây
4. (0.5 điểm) C. Lời cây cam ngọt
5. (0.5 điểm) A. Đất
6. (0.5 điểm) A. Đất
7. (0.5 điểm) C. thơm
8. (0.5 điểm)
“Trong vườn có rất nhiều loài cây”
9. (1 điểm)
– Dữ như cọp
– Khỏe như trâu
10. (1 điểm)
a) Học sinh kết thúc năm học và được nghỉ hè vào khoảng cuối tháng 5 khi mùa hè tới.
b) Học sinh bắt đầu năm học mới khi mùa thu tới.
B. KIỂM TRA VIẾT
I/ Chính tả (4 điểm)
– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
* Về nội dung:
Bài giới thiệu bao gồm các ý sau (mỗi ý 1 điểm)
– Tên, tuổi, lớp
– Sở thích cá nhân
– Giới thiệu về lớp
– Mong muốn điều gì ở người bạn mới
* Về hình thức:
– Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm
– Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm
– Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm
2.3. Đề 3:
A. Đọc
I. Đọc – hiểu
TRÍCH ĐOẠN CHUYỆN BỐN MÙA
Vào một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau ở vườn đào. Các chị em ai cũng phấn khởi vì được gặp lại nhau, họ nói cười vô cùng vui vẻ
Nàng Đông cầm tay nàng Xuân và nói rằng:
– Xuân là người sung sướng nhất ở đây. Vì mùa Xuân đến cây cối xanh tốt mơn mởn, ai cũng yêu quý Xuân cả.
Thế rồi nàng Xuân khe khẽ nói với nàng Hạ rằng:
– Nếu không có những tia nắng ấm áp của nàng Hạ thì cây trong vườn không có nhiều hoa thơm cây trái trĩu nặng…
Bốn nàng tiên mải chuyện trò, không biết bà chúa Đất đã đến bên cạnh từ lúc nào. Bàc vui vẻ nói chuyện:
– Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn cháu Đông, ai mà ghét cháu được. Cháu có công ấp ủ mầm sống để Xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc. Các cháu ai cũng đều có ích, ai cũng đều đáng yêu…
Theo Truyện cổ tích Việt Nam
1. Vì sao Đông cho rằng Xuân là người sung sướng nhất?
A. Vì Xuân xinh đẹp
B. Vì Xuân có nhiều tiền bạc.
C.Vì Xuân có nhiều người yêu mến.
2. Xuân đã khen Hạ điều gì?
A. Nóng bức
B. Nhờ Hạ mà cây trái trĩu quả
C. Học sinh được nghỉ hè
3. Bà chúa Đất đã nói ai là gười có nhiều lợi ích nhất?
A. Xuân
B. Xuân và Hạ
C. Cả 4 mùa đều có lợi ích tốt đẹp.
4. Em thích mùa nào nhất trong năm? vì sao?
II. Tiếng việt
Bài 1. Chọn tiếng trong ngoặc đơn và điền vào chỗ trống để tạo từ:
(lạ/nạ) kì …….., mặt ………, người ………, ……… ùng
Bài 2.
a) ch hay tr: đôi ….ân, màu ….ắng
b) ong hay ông: cá b… .., quả b… …
B. Viết
1: Nghe – viết : Lượm (hai khổ thơ đầu)
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng…
2. Kể về người thân trong gia đình em
*ĐÁP ÁN
A. Đọc hiểu
1. Đọc – hiểu
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. C
2. B
3. C
4. Em thích nhất mùa Hạ, vì mùa hạ là mùa chúng em được nghỉ hè sau một năm học tập vất vả.
2. Tiếng việt
Bài 1. Chọn tiếng trong ngoặc đơn và điền vào chỗ trống để tạo từ:
(lạ/nạ): kì lạ, mặt nạ, người lạ, lạ lùng
Bài 2.
a) ch hay tr: đôi chân, màu trắng
b) ong hay ông: cá bống, quả bòng
B. Viết
1: Nghe – viết : Lượm (hai khổ thơ đầu)
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng…
2. Kể về người thân trong gia đình em
Trong gia đình mình, người em gắn bó nhất chính là ông nội. Ông nội của em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng vẫn còn khỏe lắm. Ông có dáng người cao và vóc dáng vẫn khỏe khoắn như thời trẻ. Đôi bàn tay đầy những nếp nhăn đã suốt đời làm lụng vất vả để nuôi con cháu. Khuôn mặt phúc hậu, anh mắt hiền từ lúc nào cũng nhìn chúng tôi rất trìu mến. Mỗi khi về quê thăm ông, em lại ngồi nghe ông kể những câu chuyện ngày xưa. Những câu chuyện đó không chỉ là những kỷ niệm của ông mà còn là lịch sử của gia đình chúng ta. Em cảm thấy rất tự hào và yêu ông nội của mình nhiều lắm.
3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt 2:
TT | Chủ đề | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu văn bản | Số câu | 2 |
| 1 |
|
| 2 | 5 |
Câu số | 1, 2 |
| 3 |
|
| 4, 5 | |||
Điểm | 1 |
| 0.5 |
|
| 2 | 3.5 | ||
2 | Kiến thức Tiếng Việt | Số câu | 2 |
| 1 | 1 |
|
| 4 |
Câu số | 7 | 6 | 8 | 9 |
|
| |||
Điểm | 0.5 | 0.5 | 0.5 | 1 |
|
| 2.5 | ||
Tổng số câu | 4 | 3 | 2 | 9 | |||||
Tổng số điểm | 2 | 2 | 2 | 6 | |||||
Tỉ lệ | 33.3% | 33.3% | 33.3% | 100% |