Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2023 giới hạn nội dung ôn thi, tóm tắt kiến thức trọng tâm kèm theo các câu hỏi trắc nghiệm ôn luyện. Qua đó giúp các bạn lớp 11 làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và không bị bỡ ngỡ khi bước vào kì thi học kì 1 lớp 11 sắp tới.
Mục lục bài viết
1. Đề cương ôn tập Lịch sử học kì 1 lớp 11 có đáp án chi tiết
Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tiền đề về kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại?
A. Chế độ phong kiến chuyên chế hoặc chế độ thuộc địa kìm hãm kinh tế tư bản chủ nghĩa.
B. Chế độ phong kiến chuyên chế đã thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ.
C. Sự cai trị của chính quốc đối với thuộc địa đã thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời đồng thời với sự xác lập của chế độ phong kiến chuyên chế.
Đáp án đúng là: A
– Tiền đề về kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại:
+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong lòng chế độ phong kiến hoặc chế độ thuộc địa.
+ Tuy nhiên, sự phát triển đó gặp phải nhiều rào cản của nhà nước phong kiến hay chính sách cai trị hà khắc của chính quốc ở thuộc địa.
=> Để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, cần phải xóa bỏ những rào cản đó.
Câu 2. . Ở Anh, vào cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp được biểu hiện rõ nét thông qua phong trào nào sau đây?
A. “Phát triển ngoại thương”.
B. “Phát kiến địa lí”.
C. “Rào đất cướp ruộng”.
D. “Cách mạng Xanh”.
Đáp án đúng là: C
– Ở Anh, vào cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp được biểu hiện rõ nét thông qua phong trào “rào đất cướp ruộng”. Cụ thể: sự phát triển của ngành công nghiệp len, dạ đã làm cho nghề nuôi cừu trở nên có lợi. Nhiều quý tộc phong kiến đã chuyển hướng kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa. Họ đuổi nông nô khỏi lãnh địa, biến ruộng thành đồng cỏ, thuê nhân công nuôi cừu để lấy lông cung cấp cho thị trường.
Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về tiền đề chính trị của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại?
A. Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến chuyên chế, thực dân gây bất mãn cho nhân dân.
B. Sự tồn tại của nhà nước quân chủ lập hiến gây bất mãn cho giai cấp tư sản và quý tộc mới.
C. Mâu thuẫn dân tộc gay gắt giữa nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân xâm lược.
D. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản, quý tộc mới với nhân dân lao động ngày càng sâu sắc.
Đáp án đúng là: A
– Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến gây ra sự bất mãn ngày càng lớn cho giai cấp tư sản và các tầng lớp khác trong xã hội. Mâu thuẫn chính trị gay gắt dẫn tới sự bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản. Ví dụ:
+ Ở Anh, nhà vua nắm mọi quyền lực, cai trị độc đoán và tiến hành đàn áp các tín đồ Thanh giáo, lập ra các toà án để buộc tội những người chống đối.
+ Chính sách của chính quốc (Anh) đối với các thuộc địa ở Bắc Mỹ đã tác động tiêu cực đến quyền lợi của các tầng lớp nhân dân.
Câu 4. Sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (cuối thế kỉ XVIII) xuất phát từ tiền đề chính trị nào sau đây?
A. Chính sách cai trị của nhà nước quân chủ lập hiến đã xâm phạm quyền lợi của tư sản.
B. Sự tồn tại của nhà nước phong kiến chuyên chế gây bất mãn cho quần chúng nhân dân.
C. Chế độ cai trị của thực dân Anh đã gây bất bình cho nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mỹ.
D. Sự tồn tại của chế độ nô lệ (ở miền Nam) đã kìm hãm sự phát triển của kinh tế Bắc Mỹ.
Đáp án đúng là: C
Đến giữa thế kỉ XVIII, người Anh đã lập được 13 thuộc địa dọc theo bờ Đại Tây Dương ở Bắc Mỹ. Chính phủ Anh đã thi hành nhiều chính sách nhằm kìm hãm sự phát triển của Bắc Mỹ, như: đạo luật về ruộng đất (1763); các sắc luật về thuế (1764); đạo luật về tem thuế (1765),… => Chế độ cai trị hà khắc của thực dân Anh đã xâm phạm đến quyền tự do và cản trở sự phát triển kinh tế của các thuộc địa, làm cho quan hệ giữa chính quốc và nhân dân 13 thuộc địa ngày càng căng thẳng.
Câu 5. Ở Anh, vào cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp đã dẫn đến sự ra đời của tầng lớp nào?
A. Quý tộc phong kiến.
B. Quý tộc mới.
C. Chủ nô.
D. Nông nô.
Đáp án đúng là: B
Ở Anh, vào cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp đã dẫn đến sự ra đời của tầng lớp quý tộc mới.
Câu 6. Lực lượng nào sau đây thuộc Đẳng cấp thứ nhất trong xã hội Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?
A. Giai cấp tư sản.
B. Nông dân.
C. Tăng lữ Giáo hội.
D. Bình dân thành thị.
Đáp án đúng là: C
– Cuối thế kỉ XVIII, xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp:
+ Đẳng cấp thứ nhất là: tăng lữ Giáo hội.
+ Đẳng cấp thứ hai là: quý tộc phong kiến.
+ Đẳng cấp thứ ba, bao gồm: giai cấp tư sản, bình dân thành thị, nông dân,…
Câu 7. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (cuối thế kỉ XVIII) bùng nổ trên cơ sở tiền đề xã hội nào sau đây?
A. Mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân với các thế lực phong kiến chuyên chế.
B. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ Giáo hội và Quý tộc.
C. Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân xâm lược.
D. Mâu thuẫn giai cấp giữa quý tộc phong kiến với nông dân và bình dân thành thị.
Đáp án đúng là: C
Đến giữa thế kỉ XVIII, người Anh đã lập được 13 thuộc địa dọc theo bờ Đại Tây Dương ở Bắc Mỹ. Chính phủ Anh đã thi hành nhiều chính sách nhằm kìm hãm sự phát triển của Bắc Mỹ, như: đạo luật về ruộng đất (1763); các sắc luật về thuế (1764); đạo luật về tem thuế (1765),… => Chế độ cai trị hà khắc của thực dân Anh đã xâm phạm đến quyền tự do và cản trở sự phát triển kinh tế của các thuộc địa, làm cho quan hệ giữa chính quốc và nhân dân 13 thuộc địa ngày càng căng thẳng.
Câu 8. Trong cuộc Cách mạng Nê-đéc-lan (thế kỉ XVI), giai cấp tư sản và quý tộc mới đã sử dụng tôn giáo nào làm “ngọn cờ” tư tưởng để tập hợp quần chúng nhân dân?
A. Thanh giáo.
B. Anh giáo.
C. Đạo Tin lành.
D. Thiên Chúa giáo.
Đáp án đúng là: C
– Để tập hợp quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản cần có hệ tư tưởng để chống lại hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ. Với các cuộc cách mạng nổ ra sớm (Nê-đéc-lan, Anh), khi chưa có hệ tư tưởng của riêng mình, tư sản và đồng minh đã mượn ngọn cờ tôn giáo cải cách để tập hợp quần chúng (đạo Tin Lành ở Hà Lan, Thanh giáo ở Anh…).
Câu 9. Ở Pháp, nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản chính là
A. Cải cách tôn giáo.
B. Văn hóa Phục hưng.
C. thuyết Kinh tế học cổ điển.
D. Triết học Ánh sáng.
Đáp án đúng là: D
– Ở Pháp, nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản chính là Triết học Ánh sáng với đại diện tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.
Câu 10. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của G. Rút-xô là
A. “Bàn về khế ước xã hội”.
B. “Tinh thần pháp luật”.
C. “Nhà nước và cách mạng”.
D. “Những lá thư triết học”.
Đáp án đúng là: A
G. Rút-xô là đại diện tiêu biểu trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII). “Bàn về khế ước xã hội” là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông.
2. Đề tự luyện Lịch sử học kì 1 lớp 11:
Câu 1: Cách mang Cuba thành công vào thời nào?
A. 1959
B. 1955
C. 1958
D. 1957
Câu 2: Trước năm 1945, nước nào là nước duy nhất đi theo con đường chủ nghĩa xã hội?
A. Việt Nam
B. Liên Xô
C. Trung Quốc
D. Cuba
Câu 3: Cuba bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội vào năm nào?
A. 1961
B. 1955
C. 1958
D. 1957
Câu 4: Đâu không phải một nước xã hội chủ nghĩa từ năm 1991 đến nay?
A. Trung Quốc
B. Cuba
C. Ba Lan
D. Việt Nam
Câu 5: Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời vào năm nào?
A. 1949
B. 1955
C. 1958
D. 1957
Câu 6: Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách mở cửa từ:
A. Tháng 12/1978
B. Tháng 06/1985
C. Tháng 01/1990
D. Tháng 11/1998
Câu 7: Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời với quan hệ hợp tác giữa:
A. Mỹ và các nước Đông Âu
B. Liên Xô và các nước Đông Âu
C. Mỹ và Liên Xô
D. Liên Xô và Trung Quốc
Câu 8: Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội vào thời gian nào?
A. 1949
B. 1955
C. 1958
D. 1957
Câu 9: Từ năm 1945 – 1949, sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân, đó là:
A. Tiến hành cải cách ruộng đất
B. Quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản
C. Thực hiện các quyền tự do, dân chủ
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10 Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây, nhất là:
A. Pháp và Hà Lan
B. Mỹ và Nga
C. Việt Nam và Ngan
D. Anh và Pháp
Câu 11: Quá trình xâm nhập của các nước phương Tây vào Đông Nam Á được đánh dấu bằng sự kiện nào sau đây?
A. Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma-lắc-ca.
B. Pháp đánh chiếm Đông Dương.
C. Tây Ban Nha đánh chiếm Philíppin.
D. Anh đánh chiếm Miến Điện.
Câu 12: Nước duy nhất không trở thành thuộc địa của đế quốc thực dân?
A. Việt Nam
B. Xiêm
C. Cam-pu-chia
D. Sing-ga-po
Câu 13: Điểm chung trong chính sách về kinh tế của thực dân ở Đông Nam Á là gì?
A. Khai thác, vơ vét và bòn rút các quốc gia trong khu vực bằng chính sách thuế khoá đánh vào các tầng lớp nhân dân bản địa, cướp ruộng đất lập đồn điền, bóc lột sức người, khai thác tài nguyên
B. Thông qua khai thác triệt để sản phẩm nông nghiệp, tiếp tục đầu tư để bóc lột lâu dài trong công nghiệp
C. Thúc ép người dân tăng gia sản xuất, hỗ trợ máy móc nhưng lượng sản phẩm phải nộp là quá lớn.
D. Cả A và B.
Câu 14: Vào giữa thế kỉ XIX, đứng trước sự de doạ xâm lược của thực dân phương Tây, vương quốc Xiêm đã:
A. Gửi tối hậu thư cho các nước thực dân phương Tây nhằm đe doạ sẽ chống trả quyết liệt nếu họ có ý định xâm chiếm
B. Tiến hành cải cách theo hướng hiện đại hóa
C. Xây dựng mối quan hệ với Trung Quốc để được hẫu thuẫn
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 15: Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây, nhất là:
A. Pháp và Hà Lan
B. Mỹ và Nga
C. Việt Nam và Ngan
D. Anh và Pháp
Câu 16: Ý nào không phải là ý nghĩa đối với trong nước của việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Đã mở ra con đường giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết trên cơ sở bình đẳng và sự giúp đỡ nhau.
B. Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết, tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội của tất cả các nước Cộng hoà
C. Tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
D. Khẳng định công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã hoàn thành.
Câu 17: Ý nào không phải là ý nghĩa quốc tế của việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Trở thành biểu tượng và là chỗ dựa tinh thần, vật chất to lớn cho phong trào cách mạng thế giới.
B. Cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở những nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latin.
C. Thức tỉnh phong trào công nhân ở các nước tư bản phương Tây.
D. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
Câu 18: Hình thức đấu tranh chủ yếu trong Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga là
A. Biểu tình tuần hành thị uy rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang
B. Tổng bãi công chính trị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang
C. Bãi khóa, bãi thị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang
D. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang
Câu 19: Đâu không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga 1917?
A. Mở ra kỉ nguyên mới và làm thay đối hoàn toàn tình hình đất nước Nga.
B. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga giai cấp công nhân, nhân dân lao động đứng lên làm chủ đất nước.
C. Làm thay đổi cục diện thế giới.
D. Đưa tới sự ra đời của nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới.
Câu 20: Chính đảng nào tiếp tục chuẩn bị kế hoạch làm cách mạng để giải quyết tình trạng hai chính quyền song song tồn tại ở nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917?
A. Đảng Mensêvích
B. Đảng Bônsêvích
C. Đảng Xã hội dân chủ
D. Đảng Thống nhất công nhân
Câu 21: Đến năm 1940, Liên Xô gồm bao nhiêu nước cộng hoà?
A. 7
B. 15
C. 25
D. 39
Câu 22: Tháng 01/1924, bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua, hoàn thành quá trình thành lập:
A. Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
B. Nhà nước với chủ nghĩa tư bản hiện đại đầu tiên trên thế giới.
C. Chính Đảng vô sản đầu tiên đấu tranh cho quyền lợi của mọi giai cấp.
D. Tất cả các đáp án trên.
3. Mẹo học tốt môn lịch sử học kì 1 lớp 11:
Học tốt môn lịch sử đòi hỏi sự kết hợp giữa sự hiểu biết vững về các sự kiện lịch sử, kỹ năng nghiên cứu, và khả năng phân tích sự liên quan giữa các biến cố khác nhau. Để thành công trong việc học môn này, bạn cần xây dựng một phương pháp học đa chiều và linh hoạt.
Đầu tiên và quan trọng nhất là hiểu rõ nền văn hóa và bối cảnh lịch sử của thời kỳ bạn đang nghiên cứu. Những yếu tố này chính là cơ sở để bạn liên kết và hiểu rõ tại sao một sự kiện nào đó lại diễn ra. Bạn cần dành thời gian để đọc hiểu và tìm hiểu về thế giới xã hội, văn hóa, và kinh tế trong lịch sử.
Tiếp theo, kỹ năng đọc và nghiên cứu là quan trọng. Đừng chỉ dựa vào sách giáo trình mà còn tìm kiếm tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau để có cái nhìn toàn diện. Sử dụng các phương tiện như sách chuyên ngành, bài viết, và tài liệu tham khảo để xây dựng kiến thức của bạn.
Ghi chú chính là công cụ quan trọng để tóm tắt thông tin và tạo ra một nguồn tư liệu tham khảo dễ kiểm tra. Hãy sử dụng các phương pháp như mind mapping hoặc ghi chú theo chủ đề để tổ chức thông tin một cách hiệu quả.
Kết hợp lịch sử với thực tế bằng cách tìm hiểu về tình huống cụ thể, câu chuyện cá nhân, và đối thoại của những người tham gia sự kiện. Điều này giúp bạn xây dựng một kết nối sâu sắc và đặc biệt giữa lịch sử và cuộc sống hàng ngày.
Tham gia vào các buổi thảo luận, nhóm nghiên cứu, hoặc thậm chí viết blog về các chủ đề lịch sử để giao tiếp và chia sẻ kiến thức với người khác. Điều này không chỉ giúp củng cố kiến thức mà còn phát triển kỹ năng giao tiếp và phân tích.
Khám phá các phương tiện đa dạng như phim, podcast, và tài nguyên trực tuyến để có cái nhìn mới và phong phú về lịch sử. Đừng ngần ngại thử nghiệm các hình thức học khác nhau để tìm ra phong cách học phù hợp nhất với bạn.
Cuối cùng, làm bài tập và kiểm tra đều đặn để củng cố kiến thức và nắm vững cách trả lời các câu hỏi lịch sử. Bằng cách này, bạn sẽ không chỉ học tốt môn lịch sử mà còn phát triển kỹ năng tự học và tư duy phê phán. Hãy tận dụng mọi cơ hội để khám phá và hiểu sâu về quá khứ, từ đó có thể áp dụng kiến thức đó vào cuộc sống hiện tại và tương lai của bạn.