Đất đã cho có đòi lại được không? Bà nội tôi có cho tôi một phần đất. Nay bà tôi muốn đòi lại thì có được không?
Đất đã cho có đòi lại được không? Bà nội tôi có cho tôi một phần đất. Nay bà tôi muốn đòi lại thì có được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Bà tôi có mảnh đất rộng 300m2, ông tôi đã mất từ năm 1996. Bà nội tôi có cắt một phần đất cho tôi, đã làm thủ tục sang tên. Nay bà tôi muốn lấy lại phần đất đó để chia lại cho các con thì có lấy lại được không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Anh chưa nói rõ đất này là tài sản riêng của bà anh hay đây là tài sản chung của hai ông bà.
Trường hợp 1: Đất này là tài sản riêng của bà. Bà cho ai đó là quyền của bà. Nếu bà muốn lấy lại thì bà phải đưa ra căn cứ để lấy lại đất: anh hủy hoại đất đai, trong nội dung hợp đồng tặng cho có điều kiện và anh vi phạm một trong những điều kiện đó,…
Trường hợp 2: Đất này là tài sản chung của hai ông bà. Bà anh cho anh như vậy là không đúng theo quy định pháp luật.
Căn cứ Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”
Đây là tài sản chung của ông bà anh, do đó nếu bà anh muốn định đoạt tài sản thì bà anh phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng quy định tại Điều 58 Luật công chứng 2014: Công chứng văn bản khai nhận di sản:
“1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.
2. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng
Như vậy, với diện tích 300m2, bà anh làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế 150m2 đất tại văn phòng công chứng.
150m2 đất còn lại là tài sản của ông anh, ông anh đã mất nếu không để lại di chúc chia theo pháp luật. Căn cứ Điều 676 Bộ luật dân sự 2005: Người thừa kế theo pháp luật:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;” với 150m2 đất này, sẽ chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bảo gồm bà anh, các con của bà anh.
Phần của bà anh sau khi khai nhận di sản thừa kế, bà anh có quyền cho ai đó là quyền của bà anh, các con khác không có quyền can thiệp.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Có đòi lại được đất đã tặng cho không?
– Có được đòi lại đất đã tặng cho?
– Đòi lại đất đã nhượng cho hợp tác xã sử dụng
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua điện thoại