Các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh không chỉ được xem là những “bảo tàng sống” gắn với lịch sử hình thành và phát triển của đất nước ta, mà chúng còn góp phần cho việc phát triển các hoạt động du lịch, dịch vụ. Vậy đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là gì?
Mục lục bài viết
1. Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh là gì?
Đất là một yếu tố tự nhiên hết sức quen thuộc với tất cả chúng ta. Đây là thành phần bao bọc lớp vỏ ngoài và được mệnh danh là “làn da của trái đất”. Từ khi chúng ta sinh ra đã thấy đất hiển nhiên là một sự vật có sẵn. Dưới sự tác động của các quá trình vật lý, sinh học, hóa học, đất xuất hiện nhiều đặc điểm biến đổi theo tự nhiên qua từng giai đoạn khác nhau.
Từ xưa đến nay, việc hình thành các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh diễn ra với nhiều nguyên nhân khác nhau. Mỗi một di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh mang trong mình một câu chuyện và những nét đẹp riêng biệt. Vì tôn vinh và trân quý những nét đẹp đó mà con người tiến hành lưu giữ, cải tạo các di tích này để những thế hệ sau được chiêm ngưỡng và tham quan. Các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đều phải được xây dựng hoặc phát triển trên một khoảng không gian nhất định. Khoảng đất mà trên đó chứa đựng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh thì được gọi là đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Trong cuộc sống hằng ngày, đất đai đóng vai trò hết sức quan trọng, đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế- xã hội, quyết định cho sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người. Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh là một loại đất phi nông nghiệp được ghi nhận lần đầu tiên tại
Đất đai tham gia vào hầu hết các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội, nó là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc, các công trình công nghiệp, giao thông và các công trình thủy lợi khác. Ở mỗi quốc gia khác nhau thì sẽ có những di tích lịch sự- văn hóa, danh lam thắng cảnh riêng, do đó việc sử dụng đất đai cho những địa điểm này là vấn đề mà nhà nước cần quan tâm và có chính sách quy định cụ thể. Vì vậy, để bảo vệ và quản lý một cách hiệu quả, hạn chế thất thoát thì việc sử dụng loại đất phi nông nghiệp nêu trên phải tuân thủ theo các quy định pháp luật.
2. Quy định của pháp luật về đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh:
Theo Điều 158 Luật Đất đai 2013, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh quy định nội dung như sau:
“1. Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bảo vệ thì phải được quản lý nghiêm ngặt theo quy định sau đây:
a) Đối với đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đó chịu trách nhiệm chính trong việc sử dụng đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;
b) Đối với đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh không thuộc quy định tại điểm a khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý diện tích đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;
c) Đối với đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh bị lấn, bị chiếm, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng trái pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.
2. Trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải sử dụng đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh vào mục đích khác thì việc chuyển mục đích phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xếp hạng đối với di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đó.”
Như vậy, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được pháp luật đất đai quy định cụ thể như sau:
Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh khi đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bảo vệ thì phải được quản lý nghiêm ngặt theo quy định của khoản 1 Điều 158 Luật Đất đai 2013.
Ngoài ra, theo quy định tại của pháp luật đất đai, thì trong trường hợp đặc biệt cần thiết có thể sử dụng đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh vào mục đích khác nhưng phải đáp ứng đủ những yêu cầu sau:
– Thứ nhất đối với việc chuyển mục đích sử dụng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Thứ hai phải có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xếp hạng đối với di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đó.
Như vậy, đất có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cũng có thể sử dụng vào mục đích khác thuộc những trường hợp đặc biệt cần thiết. Trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải sử dụng đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh vào mục đích khác thì việc chuyển mục đích phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Kết quả là văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xếp hạng đối với di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đó.
Một điểm cần chú ý nữa của đất có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đó là theo quy định của pháp luật Đất đai thì không quy định người sử dụng đất có di tích lịch sử – văn hóa không được thế chấp quyền sử dụng đất, chỉ quy định người sử dụng đất chịu trách nhiệm chính trong việc sử dụng đất, nếu chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền nhà nước phê duyệt và phải có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thông qua đó, ta nhận thấy, khi người sử dụng đất có quyền sử dụng đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh thì sẽ bị hạn chế trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và khai thác đất làm nguyên liệu cho gạch ngói, làm đố gốm. Tuy nhiên, người sử dụng đất vẫn có quyền thế chấp quyền sử dụng đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
3. Cấp GCNQSDĐ đối với đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh:
Theo Điều 27
“Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bảo vệ thực hiện theo quy định sau đây:
1. Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh độc lập do cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân đó.
2. Trường hợp di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh là một khu vực có nhiều người sử dụng đất, có nhiều loại đất khác nhau thì cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho từng người sử dụng, từng loại đất trong khu vực đó. Người sử dụng đất phải tuân theo các quy định về bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được quy định như sau:
Thứ nhất, đối với trường hợp đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh độc lập đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bảo vệ do các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được cấp cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân đó.
Ngoài ra, trong trường hợp di tích, danh lam thắng cảnh là một khu vực có nhiều người sử dụng đất, có nhiều loại đất khác nhau thì cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho từng người sử dụng và từng loại đất trong khu vực đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đó theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra, người sử dụng đất phải tuân theo các quy định về bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.