Bộ lao động thương binh và xã hội ban hành Thông tư số 13/2020/TT-BLĐTBXH quy định về danh mục và mã số yếu tố gây chấn thương trong tai nạn lao động. Dưới đây là danh mục và mã số yếu tố gây chấn thương mới nhất:
Mục lục bài viết
- 1 1. Danh mục và mã số yếu tố gây chấn thương mới nhất:
- 2 2. Quy định về việc đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động:
- 3 3. Nội dung thông tin công bố tình hình tai nạn lao động bao gồm những thông tin nào?
- 4 4. Cơ quan nào có trách nhiệm thu thập, lưu trữ và tổng hợp thông tin tai nạn lao động?
1. Danh mục và mã số yếu tố gây chấn thương mới nhất:
Tên chỉ tiêu thống kê | Mã số |
Điện2 | 1 |
Phóng xạ | 2 |
Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động | 3 |
Thiết bị áp lực | 3.1 |
Thiết bị nâng | 3.2 |
Bộ phận truyền động, chuyển động của máy, thiết bị gây cán, cún, đè, ép, kẹp, cắt, va đập,….3 | 4 |
Vật văng bắn3 | 5 |
Vật rơi, đổ, sập3 | 6 |
Sập đổ công trình, giàn giáo | 6.1 |
Sập lò, sập đất đá | 6.2 |
Cây đổ, rơi | 6.3 |
Khác | 6.4 |
Sinh vật và vi sinh vật | 7 |
Ngộ độc4 | 8 |
Cháy nổ | 9 |
Cháy nổ do vật liệu nổ | 9.1 |
Cháy nổ do xăng dầu, khí đốt | 9.2 |
Khác | 9.3 |
Nhiệt độ khắc nghiệt5 | 10 |
Đuối nước | 11 |
Ngạt khí hoặc thiếu dưỡng khí6 | 12 |
Ngã cao7 | 13 |
Tai nạn giao thông | 14 |
Khi đang thực hiện nhiệm vụ | 14.1 |
Trên tuyến đường đi và về giữa nơi ở và nơi làm việc | 14.2 |
Căng thẳng thần kinh tâm lý | 15 |
Các yếu tố gây chấn thương khác | 16 |
Ghi chú:
1 Sử dụng bảng danh mục:
– Xác định một yếu tố chính gây chấn thương trong trường hợp có nhiều yếu tố gây chấn thương. Ví dụ: Người lao động khi làm việc trên cột điện, bị điện giật làm ngã cao gây tai nạn thì yếu tố gây chấn thương chính đó là điện.
– Đối với vụ tai nạn giao thông thì yếu tố chính gây chấn thương là “Tai nạn giao thông” (mã số 14).
2 Yếu tố “Điện” bao gồm cả điện giật, bỏng điện, ngã cao do điện giật.
3 Các Yếu tố “Bộ phận truyền động, chuyển động của máy, thiết bị gây cán, cuốn, đè, ép, kẹp, cắt, va đập….” ;“ Vật văng bắn”; “Vật rơi, đổ, sập” không bao gồm các trường hợp yếu tố gây chấn thương do thiết bị áp lực, thiết bị nâng.
4 Yếu tố “Ngộ độc” không bao gồm các trường hợp ngộ độc do “sinh vật và vi sinh vật” gây ra,
5 Yếu tố “Nhiệt độ khắc nghiệt” bao gồm cả các trường hợp gây bỏng nóng, bỏng lạnh, không bao gồm bỏng do “cháy nổ”.
6 Yếu tố “Ngạt khí hoặc thiếu dưỡng khí” không bao gồm các trường hợp “đuối nước”, “ngộ độc”.
7 Yếu tố “Ngã cao” không bao gồm các trường hợp ngã do điện giật, do “vật văng bắn”, “vật rơi, đổ, sập”.
2. Quy định về việc đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động:
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 13/2020/TT-BLĐTBXH quy định về trách nhiệm đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động của từng đối tượng như sau:
Thứ nhất, trách nhiệm của người sử dụng lao động:
– Thực hiện đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở cho người lao động biết: định kỳ 6 tháng, hằng năm.
– Thông tin công bố vào thời gian sau: đối với số liệu 06 tháng đầu năm (trước ngày 10 tháng 7); đối với số liệu cả năm (trước ngày 15 tháng 01 của năm sau).
– Các thông tin công bố đảm bảo niêm yết công khai tại trụ sở của cơ sở và cấp tổ, đội, phân xưởng, phòng, ban, tại hội nghị người lao động hằng năm của doanh nghiệp và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ sở.
Thứ hai, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã:
– Thực hiện đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động làm việc không theo
+ Đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo
+ Thông tin đảm bảo được công bố trong khoảng thời gian sau: đối với số liệu 06 tháng đầu năm (công bố trước ngày 10 tháng 7); đối với số liệu cả năm (công bố trước ngày 15 tháng 01 năm sau).
+ Thông tin công bố đảm bảo được niêm yết công khai tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp xã và phát trên đài truyền thanh cấp xã.
Thứ ba, trách nhiệm của Sở lao động- thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
– Đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại địa phương theo định kỳ 06 tháng, hằng năm.
– Thời gian công bố thông tin: đối với số liệu 06 tháng đầu năm (trước ngày 20 tháng 7); đối với số liệu cả năm (trước ngày 30 tháng 1 năm sau).
– Các thông tin đảm bảo phải được niêm yết công khai tại trụ sở, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Thứ tư, cơ quan chịu trách nhiệm điều tra các vụ tai nạn lao động:
– Thực hiện đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động thuộc thẩm quyền điều tra: định kỳ 06 tháng, hằng năm.
– Thời gian công bố thông tin: đối với số liệu 06 tháng đầu năm (công bố trước ngày 20 tháng 7); đối với số liệu cả năm (công bố trước ngày 30 tháng 1 năm sau).
– Các thông tin công bố đảm bảo phải được niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, được đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan và các phương tiện truyền thông của Bộ, ngành quản lý.
Thứ năm, trách nhiệm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
– Thực hiện đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra trong cả nước: định kỳ 06 tháng, hằng năm.
– Thời gian công bố thông tin: đối với số liệu 06 tháng đầu năm (công bố trước ngày 15 tháng 8); đối với số liệu cả năm (công bố trước 25 tháng 2 năm sau).
– Đảm bảo thông tin công bố được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Nội dung thông tin công bố tình hình tai nạn lao động bao gồm những thông tin nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 4 Thông tư số 13/2020/TT-BLĐTBXH quy định nội dung thông tin công bố tình hình tai nạn lao động gồm:
– Thông tin về số vụ tai nạn lao động, số vụ tai nạn lao động chết người.
– Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai nạn là gì?
– Thông tin về số người bị tai nạn lao động, số người bị chết do tai nạn lao động.
– Sự biến động về các số liệu thống kê so với cùng thời kỳ hoặc giai đoạn báo cáo, đồng thời phân tích nguyên nhân biến động và hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động (bao gồm phân tích về kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động và việc thực hiện kế hoạch).
– Các thiệt hại do tai nạn lao động, bao gồm: tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động; các khoản chi về y tế, trả lương trong thời gian điều trị, bồi thường, trợ cấp, chi phí khác; thiệt hại tài sản.
4. Cơ quan nào có trách nhiệm thu thập, lưu trữ và tổng hợp thông tin tai nạn lao động?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 13/2020/TT-BLĐTBXH quy định đối tượng sau sẽ có trách nhiệm trong việc thu thập, lưu trữ thông tin tai nạn lao động:
– Người sử dụng lao động: thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở của mình.
– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn: tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động xảy ra trên địa bàn.
– Cơ quan chịu trách nhiệm điều tra các vụ tai nạn lao động theo quy định: tổ chức thu thập, lưu trữ.
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động, bao gồm thông tin về các vụ tai nạn lao động có đề nghị khởi tố, vụ tai nạn lao động đã thực hiện khởi tố.
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động xảy ra trong cả nước.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Thông tư số 13/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.