Những đối tượng được hưởng chính sach nhà ở xã hội, trong cùng một thời gian, chỉ được thuê hoặc thuê mua hoặc mua một nhà ở xã hội. bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội không được bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở trong thời gian thuê, thuê mua.
Mục lục bài viết
1. Đang thuê nhà ở xã hội có được phép mua lại không?
1.1. Nhà ở xã hội là gì?
Theo quy định của luật nhà ở 2020 thi ta có thể xác định được nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở.Tức là, có thể hiểu rằng nhà nước sẽ hỗ trợ cho các dự án nhà ở xã hội, người mua nhà sẽ được hưởng mức giá ưu đãi hơn so với những căn hộ thuộc diện thương mại.
1.2. Có được phép mua lại nhà ở xã hội đang thuê không?
Căn cứ theo quy định tại điều 62 Luật Nhà ở 2014 quy định về nguyên tắc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội thì ta có thể xác định được như sau:
Những đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội, trong cùng một thời gian, chỉ được thuê hoặc thuê mua hoặc mua một nhà ở xã hội; đối với học sinh tại các trường dân tộc nội trú công lập thì không phải trả tiền thuê nhà ở và các dịch vụ trong quá trình sử dụng.
Theo đó thì thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm; thời hạn thanh toán tiền thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua nhà ở.
Bên cạnh đó, tại điều luật này cũng quy định rõ ràng rằng bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội không được bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở trong thời gian thuê, thuê mua; nếu bên thuê, thuê mua không còn nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở thì chấm dứt hợp đồng và phải trả lại nhà ở này. Mọi trường hợp cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội không đúng quy định của Luật này thì hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở không có giá trị pháp lý và bên thuê, thuê mua, mua phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội; trường hợp không bàn giao lại nhà ở thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cổ nhà ở tổ chức cưỡng chế để thu hồi lại nhà ở đó.
Tóm lại, từ quy định này ta có thể thấy rằng trong cùng một thời gian thì bạn không thể mua lại nhà ở xã hội khi đang thuê nhà ở xã hội.
2. Quy định của pháp luật về việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội:
Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Luật Nhà ở năm 2020 thì ta xác định được pháp luật ở thời điểm hiện tại quy định về việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội như sau:
Thứ nhất, đối với nhà ở hình thành trong tương lai hoặc bán nhà ở có sẵn thì chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội được lựa chọn hình thức bán, cho thuê mua.
Theo đó, việc bán, cho thuê mua nhà ở xã hội hình thành trong tương lai phải tuân thủ các điều kiện cụ thể như là: Đã có hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở, có thiết kế kỹ thuật nhà ở được phê duyệt và có Giấy phép xây dựng nếu thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng; Đã hoàn thành việc xây dựng xong phần móng của nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng và hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông, cấp, thoát nước, điện sinh hoạt, điện chiếu sáng công cộng của khu vực nhà ở được bán, cho thuê mua theo quy hoạch chi tiết xây dựng, hồ sơ thiết kế và tiến độ của dự án đã được phê duyệt; đã giải chấp đối với trường hợp chủ đầu tư có thế chấp nhà ở này, trừ trường hợp được người mua, thuê mua và bên nhận thế chấp đồng ý; Đã có văn bản thông báo của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán.
Thứ hai, đối với nhà ở xã hội có sẵn thì việc cho thuê, cho thuê mua, bán phải tuân thủ các điều kiện như là : khu vực nhà ở để cho thuê, cho thuê mua, để bán đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng, hồ sơ thiết kế và tiến độ của dự án đã được phê duyệt; đã có văn bản thông báo của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê, cho thuê mua, trừ nhà ở xã hội do nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn quy định; nhà ở có đủ điều kiện theo quy định
Thứ ba, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội không được ký hợp đồng thuê nhà ở xã hội hình thành trong tương lai;
Thứ tư, đối với việc ứng tiền trước của người mua nhà ở xã hội thì được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở, phù hợp với tỷ lệ hoàn thành xây dựng công trình nhà ở và tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt nhưng tổng số tiền ứng trước của người mua không được vượt quá 70% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi bàn giao nhà ở cho người mua và không được vượt quá 95% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi người mua nhà được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
Như vậy, có thể thấy việc mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội được quy định rất rõ ràng và cụ thể. Có thể nói để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội sẽ gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp.
3. Trình tự, thủ tục mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội :
Để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo đó hồ sơ để mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội sẽ bao gồm các giấy tờ tài liệu sau đây:
– Đơn đăng ký mua nhà ở xã hội;
– Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;
–
– Ảnh các thành viên trong gia đình( ảnh 3×4, mỗi thành viên 3 ảnh);
– Giấy tờ minh chứng về đối tượng và thực trạng nhà ở;
– Giấy tờ minh chứng về điều kiện cư trú: bản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương hoặc bản sao chứng thực về giấy đăng ký tạm trú,
– Giấy tờ chứng minh về thu nhập: Bản kê khai về mức thu nhập của bản thân và chịu trách nhiệm về thông tin tự kê khai hoặc giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị đang làm việc về mức thu nhập thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập.
Bước 2: Chủ đầu tư công bố thông tin của dự án nhà ở xã hội
Theo quy định của pháp luật thì chủ đầu tư phải cung cấp đầy đủ các thông tin về dự án và được công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án.
Sau đó thì chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về tổng số căn hộ sẽ bán, cho thuê, cho thuê mua, thời điểm bắt đầu bán, cho thuê, cho thuê mua để sở xây dựng biết và kiểm tra. Thông tin này cần được thông báo công khai trên cổng thông tin điện tử của sở xây dựng trong vòng 1 tháng kể từ thời điểm bắt đầu nhận hồ sơ, đăng ký mua, thuê mua nhà ở tại dự án.
Bước 3: Người có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội nộp hồ sơ cho chủ đầu tư.
Khi tiếp nhận hồ sơ của người có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thì chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét hồ sơ và lập danh sách các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở.
Sau đó, chủ đầu tư gửi danh sách đối tượng dự kiến được giải quyết theo thứ tự ưu tiên về sở xây dựng để kiểm tra, loại trừ.
Khi nhận danh sách đối tượng được mua nhà ở xã hội từ chủ đầu tư nếu sở xây dựng không có ý kiến gì thì chủ đầu tư thông báo cho các đối tượng mua đến để thỏa thuận, thống nhất và ký hợp đồng trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận danh sách.
Sau đó thì người mua, thuê mua nhà ở xã hội và chủ đầu tư thỏa thuận việc thanh toán nhà ở trực tiếp hoặc thông qua ngân hàng. Khi hợp đồng về mua bán và cho thuê mua nhà ở xã hội, chủ đầu tư dự án cần có trách nhiệm lập danh sách các đối tượng mua, thuê mua gửi về sở xây dựng để công bố công khai.
Còn đối với trường hợp không còn quỹ nhà để giải quyết thì chủ đầu tư có trách nhiệm nêu rõ lý do, hoàn trả lại hồ sơ, khi nhận hồ sơ cần có giấy tờ biên nhận.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật nhà ở 2014