Trường hợp bị xóa đăng kí thường trú? Thủ tục đăng ký thường trú lại sau khi bị xóa đăng kí thường trú?
Việc đăng kí thường trú vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân, theo đó công dân thường xuyên sinh sống tại khu vực nào đó thì phải tới cơ quan có thẩm quyền đăng kí thường trú theo đúng thủ tục. Hiện nay có một số trường hợp đã thực hiện đăng kí thường trú nhưng lại bị xóa thì liệu có được đăng ký thường trú lại sau khi bị xóa đăng ký thường trú hay không? Nếu đăng ký lại được thì thủ tục ra sao?
Cơ sở pháp lý: Luật cư trú 2020
Mục lục bài viết
1. Trường hợp bị xóa đăng kí thường trú:
Tóm tắt câu hỏi:
Dạ cho em hỏi vấn đề liên quan đến việc cắt và nhập lại sổ hộ khẩu ạ! Nơi thường trú của em là ở Bình Định, em học tập và làm việc tại TP HCM và đã có sổ KT3. Năm 2013 em đã thực hiện việc cắt sổ hộ khẩu ở Bình Định để nhập khẩu tại TP HCM (nơi đăng ký tạm trú KT3-ở nhờ). Nhưng vì lúc ấy thời gian tạm trú của em chưa đủ 2 năm nên không thể làm sổ hộ khẩu được. Đến bây giờ thì đã hơn 2 năm rồi nhưng vì lý do chủ nhà cho ở nhờ lại bị tai biến nên không thể làm các giấy tờ để em có sổ hộ khẩu trong TP HCM. Hiện tại trong TP HCM em chỉ có cái KT3 thôi mà hộ khẩu thường trú ở Bình Định đã xóa tên em. Vậy cho em hỏi bây giờ em có thể nhập ngược trở lại hộ khẩu Bình Định được hay không? Và nếu được thì phải cần những giấy tờ thủ tục như thế nào ạ? Rất mong sự tư vấn của Luật sư, em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn trình bày, bạn đang học tập và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có sổ tạm trú KT3 tại Thành phố Hồ Chí Minh, bạn đã bị xóa khỏi hộ khẩu tại Bình Định, tuy nhiên do không đảm bảo điều kiện để đăng ký thường trú, nay bạn muốn đăng ký nơi đăng ký thường trú là Bình Định.
Tại Điều 24 Luật cư trú 2020 có quy định về xóa đăng ký thường trú như sau:
“Điều 24. Xóa đăng ký thường trú
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:
a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật này;
d) Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
đ) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
e) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
g) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
h) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó;
i) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.”
Như vậy theo quy định trên có nêu rõ về những trường hợp xóa đăng kí thường trú:
Trường hợp 1: đối với trường hợp ” Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết” đây là trường hợp mà công dân trên mặt pháp lý thì họ đã chấm dứt quyền và nghĩa vụ với pháp luật. Đối với mặt sinh học những người đã chết tức là vĩnh viễn không thể khôi phục sự sống trở lại nên trên thực tế nên thực hiện xóa đăng kí thường trú đối vói trường hợp này.
Trường hợp 2: đối với trường hợp ” Ra nước ngoài để định cư” có thể hiểu việc cư trú là sinh sống ổn định lâu dài ở một địa phương nào đó, định cư ở nước ngoiaf tức là họ đã không còn sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam nên việc xóa đăng kí thường trú đối vói trường hợp này là hợp lý.
Trường hợp 3: đối với trường hợp ” có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú” tức là khi họ đăng kí không đúng thẩm quyền không đúng thủ tục không đúng đối tượng và điều kiện theo quy định của pháp luật
Trường hợp 4: đối với trường hợp ” Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác” tức là công dân đó đã vượt qua quy định về thời hạn về việc người đó đã vắng mặt quá lâu tại nơi đăng kí thường trú.
Trường hợp 5: ” thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam..” Nếu công dân đã thôi không sinh sống tại Việt Nam và trở thành công dân quốc gia khác với quốc tịch nước khác thì hậu quả pháp lý về quyền của họ và nghĩa vụ đăng kí thường trú la không còn.
Trường hợp 6: ” chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng ” trường hợp này cũng phải xóa dăng kí thương trú vì trên thực tế họ không thường trú ở địa phương, khu vực đó nữa.
Như vậy dựa theo thông tin bạn trình bày, là bạn đã bị xóa đăng ký thường trú, nhưng bạn phải xác định rõ là mình có bị xóa đăng ký thường trú hay không vì khi bạn đăng ký thường trú ở thành phố Hồ Chí Minh, bạn mới bị xóa thường trú tại Bình Định. Nếu bạn chưa bị xóa đăng ký thường trú thì bạn sẽ không phải làm thủ tục đăng ký lại. Nếu bạn đã bị xóa đăng ký thường trú thì bạn phải làm thủ tục đăng ký thường trú.
2. Thủ tục đăng ký thường trú lại sau khi bị xóa đăng kí thường trú:
Thủ tục đăng ký thường trú được quy định tại Điều 21 Luật cư trú 2006 như sau:
” Điều 22. Thủ tục đăng ký thường trú
Bước 1: Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và
Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.”
Bước 4: Nhận kết quả.
Đối tượng thực hiện: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến đăng ký cư trú quy định tại Luật Cư trú.
Cơ quan thực hiện: Công an xã
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện đăng ký thường trú cập nhật kết quả giải quyết đăng ký thường trú vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và
Lệ phí: Việc xác định mức thu; miễn, giảm; việc thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký cư trú được thực hiện theo quy định tại
Như vậy nên bạn chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và thực hiện việc nộp tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh của bạn sinh sống Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết cho bạn, trường hợp không giải quyết phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Đăng ký thường trú lại sau khi bị xóa đăng ký thường trú” và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.