Đăng ký tạm trú có cần xin xác nhận ở nơi thường trú không? Đăng ký tạm trú cần những giấy tờ gì?
Đăng ký tạm trú có cần xin xác nhận ở nơi thường trú không? Đăng ký tạm trú cần những giấy tờ gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư vui lòng cho em hỏi, quê em ở Bình Định năm 2015 vào tphcm mua đất xây nhà mọi giấy tờ đều hợp pháp không xảy ra tranh chấp. Khi em lên xã khai báo tạm trú dài hạn thì cần những thủ tục gì, em đã đi rất nhiều bắt làm đi làm lại nhiều lần rồi xã bảo phải về nơi thường trú là Bình Định để xác nhận lại em có ở đó không thì có đúng không. Em đã có hộ khẩu giấy tờ đầy đủ sao phải cần xác nhận của cơ quan thường trú nữa ạ. Xin chân thành cảm ơn luật sư?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật Cư trú 2006;
– Thông tư
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 30 Luật Cư trú 2006 về đăng ký tạm trú như sau:
1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.
2. Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
3. Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
Điều 13 Thông tư
1. Thẩm quyền xác nhận: Cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú thì có thẩm quyền xác nhận việc công dân trước đây đã có hộ khẩu thường trú.
2. Hồ sơ đề nghị xác nhận bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh công dân trước đây có hộ khẩu thường trú (nếu có).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
3. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải xác nhận và trả kết quả cho công dân; trường hợp không xác nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Nội dung xác nhận bao gồm các thông tin cơ bản của từng cá nhân: Họ và tên, tên gọi khác (nếu có), ngày, tháng, năm sinh, giới tính, nguyên quán, dân tộc, tôn giáo, số chứng minh nhân dân, nơi thường trú, ngày, tháng, năm đăng ký thường trú, ngày, tháng, năm xóa đăng ký thường trú.
Do vậy, trong trường hợp này của bạn, mặc dù bạn đã có sổ hộ khẩu tại Bình Định, nay bạn xin tạm trú tại một xã ở Thành Phố Hồ Chí Minh. vậy việc Công an nơi bạn xin tạm trú có yêu cầu bạn xin xác nhận về việc trước đây đã đăng ký thường trú ở Bình Định là hoàn toàn có căn cứ. Bạn tham khảo quy định tại Thông tư 35/2014/TT-BCA để tiên hành việc xác nhận đã đăng ký thường trú tại Bình Định. Trưởng Công an xã nơi bạn xin tạm trú trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định sẽ phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an cho bạn. Sổ tạm trú có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa là 24(hai mươi bốn) tháng. Trong thời hạn ba mươi ngày trước ngày hết thời hạn tạm trú, bạn phải đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú để làm thủ tục gia hạn. Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật Cư trú 2006. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại.