Hiện nay, việc thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và điều chỉnh một số quy định pháp luật đã giúp cho quá trình quả trình quản lý, giám sát trở nên đơn giãn và thuận tiện hơn. Chúng ta thường hay nghe nhắc nhiều đến đăng ký hộ khẩu, nhưng chắc hẳn ít ai biết được quy định này.
Mục lục bài viết
1. Đăng ký hộ khẩu là gì?
Đăng ký hộ khẩu – một thủ tục hành chính đã được quy định từ rất lâu trong các văn bản pháp luật của nước ta. Việc đăng ký hộ khẩu sẽ được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cho phép đăng ký nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định. Tuy nhiên, hiện nay đã có quy định mới về việc đăng ký hộ khẩu sẽ chuyển từ việc cấp sổ sang quản lý bắng số hóa để thuận tiện cho quá trình quản lý và tiết kiệm ngân sách hàng năm cho Nhà nước. Và để hiểu hơn về đăng ký hộ khẩu là gì, tác giả xin giới thiệu đến bạn đọc khái niệm về hộ khẩu.
Hộ khẩu là một phương pháp quản lý dân số chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam.
Theo đó, đăng ký hộ khẩu là thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước về nơi cư trú của những thành viên trong một hộ gia đình tại một địa phương nào đó. Và hiện nay sẽ chuyển từ hình thức cấp sổ như trước đây sang hình thức quản lý số, tức là người dân không cần nhận sổ hộ khẩu mà việc quản lý và bảo vệ sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
Đăng ký hộ khẩu được dịch sang tiếng Anh như sau: Household registration
Cư trú: Resident
Hợp pháp: Legal
Thường trú: Resident
Điều kiện: Condition
Khái niệm về đăng ký hộ khẩu được dịch như sau:
Household registration is the procedure of registering with a state agency about the residence of members of a household in a certain locality. And now it will switch from the form of issuing the book as before to the form of digital management, that is, people do not need to receive the household registration book, but the management and protection will be done by the competent state agency.
2. Điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú:
- Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó. Tức là cá nhân sinh sống tại nơi thuộc quyền sở hữu của mình cụ thể là được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất có tên của mình hoặc chủ hộ thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký hộ khẩu mà không cần phải đáp ứng bất kỳ điều kiện gì kèm theo.
- Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
+ Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
+ Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
+ Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ,
– Trừ trường hợp công dân có chỗ ở hợp pháp nhưng không thuộc các trường hợp nêu trên thì công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
+ Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/ người.
– Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;
+ Người đại diện cơ sở tín ngưỡng, tức là người thay mặt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động tín ngưỡng, sinh hoạt tôn giáo tập trung, hoạt động tôn giao của nhóm người hoặc tổ chức mà mình đại diện.
+ Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;
+ Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.
– Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.
– Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;
+ Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;
+ Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.
+ Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do
+ Công dân không được đăng ký thường trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật cư trú, trừ pháp luật có quy định khác, cụ thể như sau:
Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.
Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Trình tự thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú:
Đăng ký hộ khẩu thường trú được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến Ủy ban nhân dân cấp xã/phường nơi mình cư trú để thực hiện thủ tục.
Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và
Lưu ý: Trường hợp, người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.
Như vậy, để có thể thực hiện được thủ tục đăng ký thường trú thì cá nhân người thực hiện cần đáp ứng các điều kiện liên quan về chỗ ở hợp pháp cũng như những loại giấy tờ cần thiết để được chứng minh mối quan hệ giữa cá nhân và chủ hộ hoặc chủ sở hữu. Đây là những điều kiện cần để có thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đăng ký thường trú. Trường hợp phát hiện sai phạm trong quá trình giải quyết hồ sơ của mình thì cá nhân có quyền làm đơn khiếu nại vụ việc trên đến cá nhân người đứng đầu cơ quan tại cấp đó để yêu cầu được giải quyết.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
- Luật cư trú 2020 có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2021.