Đang đi tù có được ủy quyền cho người khác giao dịch dân sự không? Quy định về ủy quyền? Đang chấp hành án tù có được ủy quyền không?
Mục lục bài viết
1. Đang đi tù có được ủy quyền cho người khác giao dịch dân sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Một người anh trai tôi đang thi hành hình phạt tù hai mươi sáu tháng tù về tội tang trữ trái phép chất ma túy có được uỷ quyền cho người khác nhận các khoản tiền đền bù giải phóng mặt bằng hay không?
Luật sư tư vấn:
Hiện nay, Người đang chấp hành hình phạt tù có được ủy quyền không? Đó vẫn là một câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc, vì không hiểu rõ nếu họ đang chấp hành án phạt tù thì sẽ thực hiện các giao dịch như ủy quyền như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
Điều 14. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
Điều 15. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Cá nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự sau đây:
1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản;
2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản;
3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
Điều 16. Không hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định.
Bộ luật hình sự 2005 quy định như sau về hình phạt tù:
Điều 33. Tù có thời hạn
Tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươi năm.
Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù.
Như vậy, pháp luật Việt Nam không ghi nhận việc hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân trong thời gian chấp hành hình phạt tù. Anh trai bạn đang chấp hành hình phạt tù vẫn có năng lực pháp luật dân sự như mọi công dân khác. Vì vậy, anh trai bạn có quyền tham gia vào các quan hệ dân sự, trong đó có quan hệ ủy quyền. Anh trai bạn có quyền ủy quyền cho người khác nhận số tiền đền bù giải phóng mặt bằng trong trường hợp này.
2. Quy định về ủy quyền:
Tại Bộ Luật Dân sự quy định tại Điều 138. Đại diện theo ủy quyền:
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Ủy quyền đơn phương đối với các giao dịch dân sự, tức là Giấy ủy quyền không có sự tham gia của bên nhận ủy quyền. đối với Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy. Nhu vậy nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.
Ủy quyền có sự tham gia của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. các Trường hợp này về hình thức là giấy ủy quyền nhưng về bản chất là
Theo đó có thể hiểu ủy quyền là việc Ủy quyền là việc giao cho một người khác thay mặt mình sử dụng quyền mà mình có được một cách hợp pháp theo quy định để giao dịch. Quan hệ ủy quyền thường là quan hệ giữa cá nhân với nhau mang tính chất tương trợ, giúp đỡ. Đối với các trường hợp Người đang chấp hành hình phạt tù được ủy quyền theo quy định của pháp luật trong các trường hợp cụ thể,
3. Một số trường hợp người chấp hành án tù vẫn có quyền thực hiện các giao dịch dân sự:
3.1. Trường hợp người chấp hành án tù vẫn có quyền thực hiện các giao dịch dân sự:
– Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người chấp hành án phạt tù vẫn được hưởng các quyền công dân trừ những quyền bị pháp luật quy định là bị tước các quyền đó nếu không bị tước hay hạn chế quyền sở hữu tài sản thì người chấp hành án tù vẫn có quyền thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định pháp luật và thực hiện theo các quy định về việc ủy quyền đó, cụ thể như sau:
+ Người đang chấp hành án tù có quyền ủy quyền cho người khác thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên văn bản ủy quyền phải được công chứng theo quy định tại điều 55
Như vậy trong các trường hợp này do người ủy quyền đang chấp hành án tù nên việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở công chứng theo quy định tại khoản 2 điều 44
– Thủ tục cho người đang chấp hành án ký vào hợp đồng được thực hiện như thủ tục công chứng thông thường theo quy định tại khoản 7 và khoản 8, Điều 40 của Luật công chứng: Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn
8. Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.
3.2. Hồ sơ yêu cầu công chứng các giao dịch dân sự của người đang chấp hành án:
– Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
– Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng và giao dịch mà pháp luật quy định phải có