Quy định của pháp luật về tạm giữ, tạm giam? Đang bị tạm giữ, tạm giam có được bán tài sản không? Người bị tạm giữ, tạm giam có được bầu cử hay không?
Tạm giam và tạm giữ là những biện pháp để cách ly bị can, bị cáo với xã hội trong một thời gian nhất định với các mục đích nhằm ngăn chặn các hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở việc điều tra, truy tố xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội của bị can hay bị cáo. Bảo đảm việc điều tra, truy tố và xét xử được thuận lợi và đúng theo các quy định của pháp luật đề ra. Vậy trong các trường hợp Đang bị tạm giữ, tạm giam có được bán tài sản không? để hiểu thêm về vấn đề này. Bài viết dươi đây chúng tôi xn cung cấp các thông tin chi tiết.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư hình sự tư vấn giải quyết các vụ án hình sự: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về tạm giữ, tạm giam
Tạm giữ, tạm giam được quy định và hướng dẫn cụ thể tại Luật Tố tụng hình sự số 19/2003/QH11, quy định trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Nội dung cụ thể như sau:
1.1. Quy định về tạm giữ
– Theo quy định của pháp luật thì việc Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, và đối với người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã theo quy định
– Đối với Những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này, Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển có quyền ra quyết định tạm giữ theo quy định và Người thi hành quyết định tạm giữ phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định của pháp luật quy định
– Lưu ý Trong thời hạn 12 giờ, thời gian kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong các trường hợp Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ và Quyết định tạm giữ phải ghi rõ lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạm giữ một bản theo quy định của pháp luật
– Thời hạn tạm giữ được quy định Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt
+ Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá ba ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. và Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Lưu ý về Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam theo quy định.
1.2. Quy định về Tạm giam
– Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp đó là Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hay phạm tội rất nghiêm trọng theo quy định.
– Bị can, và bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội theo quy định của pháp luật
– Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp đó là việc Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã theo quy định
+ Đối với Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử theo quy định
+ Đối với Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật
– Đối với Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định của pháp luật cụ thể quy định phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn theo quy định
Thẩm quyền đối với các Cơ quan ra lệnh tạm giam phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và
– Chế độ tạm giữ, tạm giam theo quy định đó là Chế độ tạm giữ, tạm giam khác với chế độ đối với người đang chấp hành hình phạt tù. Theo đó Nơi tạm giữ, tạm giam, chế độ sinh hoạt, nhận quà, liên hệ với gia đình và các chế độ khác được thực hiện theo quy định của Chính phủ với những người bị tạm giữ tạm giam
2. Đang bị tạm giữ, tạm giam có được bán tài sản không?
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện nay lô đất tôi có ý định mua, đất nông nghiệp đã có sổ, nhưng người đứng tên trong sổ, đang phạm tội bị bắt giam, khi làm thủ tục mua bán, có được không, mong công ty tư vấn cho tôi. Xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Tạm giữ, tạm giam được quy định và hướng dẫn cụ thể tại Luật Tố tụng hình sự số 19/2003/QH11, quy định trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Nội dung cụ thể như sau: Điều 188
– Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của
– Đất không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Trong thời hạn sử dụng đất.
Nếu mảnh đất bạn chuẩn bị mua có các điều kiện trên thì người bán có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, khi bạn mua sẽ đảm bảo các vấn đề pháp lý liên quan đến mảnh đất.
Theo quy định tại Điều 167 Luật đất đai 2013, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực.
Khoản 2 Điều 44
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn muốn mua mảnh đất nông nghiệp đã có sổ đỏ, người bán đang bị tạm giam thì bạn có thể yêu cầu công chứng viên tới trực tiếp trại giam nơi người đứng tên trên sổ đỏ đang bị tạm giam để thực hiện công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
3. Người bị tạm giữ, tạm giam có được bầu cử hay không?
Tại điểm b khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định thì trong các trường hợp Người bị tạm giữ, tạm giam được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định. Ngoai ra Tại khoản 5 Điều 29 và khoản 4 Điều 69 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định:
– Các Cử tri là người đang bị tạm giữ, tạm giam được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giữ, tạm giam theo quy định
– Các Cử tri đang bị tạm giữ, tạm giam được Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến nhà tạm giữ, trại tạm giam để cử tri nhận phiếu và thực hiện quyền bầu cử theo quy định
Như vậy, Dựa vào những quy định đã nêu trên thì những người đang bị tạm giữ, tạm giam có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giữ, tạm giam và được Tổ bầu cử phát phiếu cử tri để thực hiện quyền bầu cử theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Đang bị tạm giữ, tạm giam có được bán tài sản không? và các thông tin pháp lý đi kèm với nội dung Đang bị tạm giữ, tạm giam có được bán tài sản? Dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.