Lập dàn ý Thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa) với các bài văn mẫu hay, ngắn gọn và đa dạng sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, để học tập tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý thuyết minh thuật lại sự kiện Hội chợ hoa xuân:
Mở bài: Giới thiệu chung về một sự kiện văn hóa mà em muốn thuyết minh, thuật lại: Sự kiện Hội chợ Hoa Xuân
Thân bài:
Giới thiệu khái quát về sự kiện Hội chợ Hoa Xuân:
Đây là hoạt động thường niên, được tổ chức mỗi năm một lần
Thời gian: diễn ra từ ngày 20 đến 29 tháng Chạp (Âm Lịch)
Địa điểm: sân thi đấu bóng đá của phường
Hoạt động: bày bán các loại hoa Tết và thi cắm hoa (mô hình lớn)
Thuật lại sự kiện Hội chợ Hoa Xuân:
– Công tác chuẩn bị:
Dọn dẹp khu vực sân bóng chuyền, dựng rạp, dựng lều theo từng khu vực
Chuẩn bị biển báo, dựng cổng, phát tờ rơi để thu hút sự chú ý
Các thương lái, nhà vườn tham gia Hội chợ lần lượt chở sản phẩm đến và đưa vào phần rạp đã được chuẩn bị
– Phần thi cắm hoa (mô hình lớn)
Các đội tham gia thi cắm hoa sẽ sáng tạo ngay tại hội chợ và đem ra trưng bày ở khu vực chính giữa hội chợ
Người dân khi đến hội chợ sẽ quan sát và bỏ phiếu vào thùng đựng phiếu trước mô hình hoa mình yêu thích
Nhà tài trợ tổng kết và trao giải cho đội có nhiều phiếu bầu nhất vào ngày thứ 4 trừ khi bắt đầu tổ chức bỏ phiếu
Sau khi trao giải, các mô hình vẫn được trưng bày tại vị trí cũ, nhằm trang trí cho Hội chợ
– Phần bán hoa Tết:
Ngay khi cổng hội chợ mở ra, các loại hoa Tết bắt đầu được bày bán với nhiều loại hoa đa dạng, phong phú vận chuyển về từ khắp các nơi trên cả nước
Nổi bật nhất là các loại hoa đặc trưng của Tết như hoa đào, hoa mai, hoa mận, quất, tuyết mai, thanh liễu, đào đông, tầm xuân…
Các loài hoa khác tuy có quanh năm nhưng khi đến thời điểm này cũng trở nên rực rỡ và nhiều hơn
Các sạp hàng bổ sung hoa thêm vào từng ngày để đảm bảo số lượng và chất lượng cho rạp hoa
Người dân đến xem Hội chợ Hoa Xuân rất đông và náo nức, hầu như suốt cả ngày đều có người ra vào
Đêm đến, Hội chợ vẫn tấp nập bởi có đèn sáng trưng và luôn mở cửa 24/24
Người dân đến xem hoa nhiều lần ròi mới chốt mua nhưng người bán vẫn vui vẻ nồng nhiệt tiếp đón
Ngoài cổng và tường rào của Hội chợ, rất nhiều xe ba gác, xe máy xếp gọn gàng, sẵn sàng hỗ trợ người mua chở hoa về tận nhà
– Kết thúc:
Hội chợ kết thúc vào ngày 29 tháng Chạp (trước ngày cuối năm) để kịp dọn dẹp và trả lại sự sạch sẽ cho sân bóng
Theo thông lệ, những phần hoa chưa kịp bán hết, nếu không mang về thì người bán sẽ đem tặng cho địa phương để trưng bày dọc đường đi
Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho sự kiện mà mình vừa thuyết minh thuật lại
2. Dàn ý thuyết minh thuật lại sự kiện ngày 20/11 trường em:
Mở bài: Giới thiệu chung về sự kiện mà em muốn thuyết minh ở trường.
Gợi ý: sự kiện chào mừng ngày 20/11, khai giảng, tổng kết năm học, hội thao, lao động, biểu diễn văn nghệ…
Thân bài: Thuyết minh, thuật lại chi tiết sự kiện:
– Giới thiệu ngắn gọn về sự kiện được thuyết minh:
Một năm sự kiện đó diễn ra bao nhiêu lần? Với quy mô ra sao (toàn trường hay vài lớp tham gia)
Sự kiện được diễn ra vào ngày nào? Kéo dài trong bao lâu? Có chuẩn bị công phu từ trước không?
– Thuật lại chi tiết sự kiện:
Hôm trước khi sự kiện diễn ra, mọi người đã làm gì? (trang trí hội trường, sân khấu; tổng vệ sinh trường học; tập dượt…)
Trước khi sự kiện diễn ra, mọi người có mặt ở trường lúc mấy giờ? Với trang phục ra sao? Vẻ mặt như thế nào?
Trước giờ G, mọi người tranh thủ làm gì trước khi sự kiện chính thức bắt đầu? (chụp ảnh, chỉnh lại trang phục, nhẩm lại nội dung sắp trình bày, tập luyện những lần cuối…)
Khi sự kiện bắt đầu, mọi người ổn định vị trí theo bố cục ra sao? Thái độ của mọi người như thế nào? Bầu không khí có gì thay đổi?
Sự kiện diễn ra trong bao lâu, gồm bao nhiêu hoạt động? Hoạt động nào là trọng tâm của sự kiện, được mọi người đón chờ nhất?
Trong suốt quá trình diễn ra sự kiện, mọi người đã làm gì? Có thái độ ra sao?
Khi sự kiện kết thúc, mọi người có về ngay không? Nếu còn ở lại thì mọi người làm gì?
– Ý nghĩa của sự kiện mà em vừa thuyết minh:
Với bản thân em
Với trường học
Kết bài: Suy nghĩ, cảm xúc của em dành cho sự kiện vừa thuyết minh
3. Dàn ý thuyết minh thuật lại một sự kiện chi tiết nhất:
Mở bài: Giới thiệu sự kiện em muốn thuyết minh.
Sự kiện đó có tên là gì? Được tổ chức nhân dịp gì?
Sự kiện đó được tổ chức ở đâu? Vào thời gian nào?
Thân bài: Kể lại diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian:
– Trước khi bắt đầu sự kiện:
Nơi diễn ra sự kiện được trang trí như thế nào? Có gì đặc biệt khác với thường ngày?
Những người đến tham dự sự kiện gồm những ai? Họ mặc trang phục như thế nào? Thái độ khi đến dự sự kiện ra sao?
Các khâu chuẩn bị cho sự kiện đến lúc này đã hoàn tất chưa? Có được kiểm tra lại khâu nào hay không?
– Quá trình diễn ra sự kiện:
Sự kiện diễn ra với các hoạt động nào? Đâu là hoạt động chính và được mọi người mong chờ nhất?
Các sự kiện diễn ra lần lượt ra sao? Với sự dẫn dắt và tham gia của những ai?
Thái độ, cảm xúc của những người đến dự sự kiện như thế nào?
Bầu không khí của sự kiện ra sao?
Bản thân em đặc biệt cảm thấy ấn tượng nhất với điều gì của sự kiện? (trang trí, hoạt động, âm nhạc, ánh sáng, khách mời, quy mô…)
Kết bài: Suy nghĩ, đánh giá của em dành cho sự kiện và ý nghĩa của sự kiện đó.
4. Dàn ý thuyết minh thuật lại sự kiện lễ hội Hoa Anh đào:
Mở bài:
Sự kiện Lễ Hội Hoa Anh Đào được tổ chức hàng năm tại Nhật Bản để người dân cùng được ngắm nhìn vẻ đẹp mộng mơ của hoa anh đào, đây cũng như để chào đón mùa xuân mới. Lễ hội hoa anh đào là một trong những sự kiện văn hóa lớn nhất và được mong đợi nhất tại đất nước này.
Thân bài:
Trước khi bắt đầu sự kiện:
– Thành phố Kyoto được trang hoàng với hàng nghìn bông hoa anh đào nở rộ trên khắp các con đường và công viên. Không gian trở nên thơ mộng vì được phủ đầy sắc hồng của hoa.
– Những người tham dự sự kiện: các gia đình, du khách đến những người yêu thích văn hóa Nhật Bản. Họ mặc trang phục truyền thống như kimono hoặc yukata, tạo nên một không khí cổ xưa và trang trọng.
– Các khâu chuẩn bị cho sự kiện đã được hoàn tất kỹ lưỡng, từ việc trang trí, sắp xếp chương trình cho đến kiểm tra lại âm thanh và ánh sáng.
Quá trình diễn ra sự kiện:
– Lễ Hội Hoa Anh Đào diễn ra với nhiều hoạt động như múa hát truyền thống, biểu diễn nghệ thuật và triển lãm văn hóa. Tuy nhiên, điểm nhấn chính là lễ diễu hành hoa anh đào qua các con đường lịch sử của Kyoto.
– Sự kiện được dẫn dắt bởi các nhóm nghệ sĩ và đội ngũ tổ chức chuyên nghiệp, giúp mọi thứ diễn ra suôn sẻ và ấn tượng.
– Cảm xúc của những người tham dự sự kiện từ sự phấn khích, hồi hộp đến vỡ ào. Bầu không khí rất sôi động và vui vẻ.
– Bản thân tôi ấn tượng nhất với cảnh hoa anh đào rực rỡ kết hợp với ánh đèn lấp lánh vào buổi tối. Khung cảnh ấy thực sự đẹp đẽ và lãng mạn, khiến con người cảm nhận được sức sống mới của mùa xuân.
Kết bài:
Lễ Hội Hoa Anh Đào không chỉ là một sự kiện giải trí mà còn là cơ hội để mọi ngườ tận hưởng vẻ đẹp tự nhiên cùng với những giá trị truyền thống. Sự kiện này không chỉ mang lại niềm vui cho người dân mà còn giúp thúc đẩy du lịch và hòa nhập văn hóa giữa các quốc gia.