Giấy vay mượn là chứng từ pháp lý quan trọng để Tòa án giải quyết khi xảy ra tranh chấp liên quan đến thỏa thuận vay nợ của các bên. Vậy, đã trả nợ nhưng không lấy lại giấy vay nợ có làm sao không? Khi trả nợ thì có cần người làm chứng hay không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Hiểu biết chung về hợp đồng vay tài sản:
- 2 2. Đã trả nợ nhưng không lấy lại giấy vay nợ có sao không?
- 3 3. Nghĩa vụ trả tiền nợ của bên đi vay:
- 4 4. Khi lập giấy vay nợ hay trả nợ có cần người làm chứng không?
- 5 5. Vay tiền của chủ nợ nhưng đến hạn trả thì đưa cho người thân chủ nợ có được không?
1. Hiểu biết chung về hợp đồng vay tài sản:
Theo ghi nhận của
Để hợp đồng vay tiền đảm bảo mặt hợp pháp, tránh những rủi ro sau này thì mẫu giấy vay tiền hay hợp đồng vay tiền phải đáp ứng các nội dung yêu cầu của hợp đồng vay tiền theo Điều 398 Bộ Luật Dân sự 2015 gồm những nội dung như sau:
+ Đôi bên tiến hành bước thoả thuận về nội dung trước khi đặt bút ký chấp thuận nội dung trong giấy nợ;
+ Trong bản hợp đồng có thể có các nội dung sau đây: Đối tượng của hợp đồng; Ghi rõ về số lượng, chất lượng; Giá, phương thức thanh toán; Khi cho vay thì cần ghi nhận thêm về thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Phương thức giải quyết tranh chấp.
– Để được pháp luật công nhận thỏa thuận vay nợ thì giao dịch này được thực hiện đảm bảo điều kiện về chủ thể tham gia giao dịch, mục đích nội dung giao dịch,..Căn cứ Điều 117 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của mẫu giấy vay tiền hay hợp đồng vay tiền như sau:
+ Các cá nhân thực hiện ký kết giấy vay nợ thì phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
+ Các bên hoàn toàn tiến hành một cách tự nguyện, bình đẳng;
+ Khi tiến hành vay nợ thì mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không được có bất kỳ điều khoản nào vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
+ Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Như vậy, điều kiện có hiệu lực của mẫu giấy vay tiền, hợp đồng vay tiền được quy định như trên.
2. Đã trả nợ nhưng không lấy lại giấy vay nợ có sao không?
Giấy vay nợ là cơ sở ràng buộc nghĩa vụ của các bên nên để hợp đồng vay tiền chấm dứt một cách hợp pháp thì giao dịch này phải nằm trong các trường hợp quy định tại Điều 424 Bộ luật Dân sự:
– Thứ nhất, hợp đồng đã được hoàn thành, đôi bên thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ của mình như ban đầu thống nhất ý chí;
– Thứ hai, khi các bên thống nhất kết thúc hợp đồng/giấy vay nợ trước thời hạn;
– Thứ ba, khi có một trong các cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện;
– Thứ tư, hợp đồng bị huỷ bỏ, hoặc bị một trong hai bên đơn phương chấm dứt thực hiện;
– Thứ năm, đối tượng của hợp đồng không còn tồn tại, không có khả năng tiếp tục thực hiện cho thỏa thuận ban đầu hoặc các bên thỏa thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại;
– Ngoài ra, còn có trường hợp khác do pháp luật quy định.
Với quy định trên, cá nhân khi giao kết hợp đồng vay tiền thì có nghĩa vụ trả đầy đủ số tiền vay khi đến hạn. Việc cá nhân chấm dứt hợp đồng vay tiền theo quy định thì giữa bạn và bên cho vay đã chấm dứt hợp đồng này vì đã được hoàn thành (các bên không còn quyền, nghĩa vụ nào liên quan đến hợp đồng vay tiền này nữa). Nên không có bất kỳ quy định nào bắt buộc thực hiện lấy lại giấy vay sau khi đã trả đầy đủ nợ cho bên cho vay. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn đọc có thể yêu cầu bên chủ nợ cung cấp loại giấy tờ tài liệu liên quan đến việc trả nợ của mình (như: giấy giao nhận tiền khi bạn trả nợ nếu có…) hoặc yêu cầu tòa án triệu tập người làm chứng (nếu khi bạn trả nợ có người làm chứng).
3. Nghĩa vụ trả tiền nợ của bên đi vay:
Căn cứ Điều 466 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay được quy định như sau:
– Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ là trả tiền vay thì bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể quy đổi bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu có sự đồng thuận của bên cho vay;
– Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Chủ nợ còn có quyền yêu cầu trả lãi cho dù thỏa thuận ban đầu là không có nội dung này, cụ thể: Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Với những giấy vay nợ có ghi nhận nội dung là vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
+ Nguồn lãi trên nợ gốc được tính theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tính từ thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; nếu có tình trạng chậm trả lãi thì cá nhân còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
+ Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
4. Khi lập giấy vay nợ hay trả nợ có cần người làm chứng không?
Theo pháp luật hiện hành, không có bất kỳ quy định nào ghi nhận khi tiến hành vay nợ hoặc trả nợ phải có sự góp mặt của người làm chứng. Căn cứ vào Điều 93
Bởi vì, nếu có xảy ra tranh chấp thì chứng cứ trong vụ việc dân sự là những bằng chứng được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc thu thập theo trình tự. Tòa án sẽ sử dụng làm căn cứ để chứng minh, xác định các tình tiết khách quan liên quan đến vụ án.
Chính vì vậy, Giấy vay tiền là cơ sở pháp lý, bằng chứng được đương sự giao nộp cho bên Tòa án nhằm đảm bảo tính xác thực nên dù không có người làm chứng thì giấy vay tiền vẫn có hiệu lực trong giao dịch dân sự.
Vay nợ được thể hiện bằng hợp đồng vay tiền hay giấy vay tiền, dù tồn tại ở hình thức nào thì cũng thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên nên khi đến thời hạn trả nợ thì bên vay phải trả toàn bộ số tiền, tài sản, đúng chủng loại , số lượng như đã cho vay theo đúng thỏa thuận trước đó. Nếu bên vay không trả nợ theo đúng thời hạn quy định trong giấy vay tiền thì bên cho vay có quyền khởi kiện ra Tòa Án để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc.
5. Vay tiền của chủ nợ nhưng đến hạn trả thì đưa cho người thân chủ nợ có được không?
Trên thực tế, có nhiều trường hợp cá nhân vay tiền, vật có giá của cá nhân, tổ chức khác nhưng khi đến hạn trả nợ vì một số lý do mà đưa số tiền vay cho người thân của chủ nợ ( ví dụ: chồng, vợ, ba mẹ, …). Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, người nhận tiền giao lại cho người chủ nợ thì hợp đồng vay mượn coi như chấm dứt, không có bất kỳ tranh chấp nào. Còn trong trường hợp khoản tiền này không đến được với tay của người chủ nợ hoặc cá nhân này có ý không tốt muốn ăn chặn số tiền đã trả thì bạn đọc sẽ gặp một số rắc rối nhất định. Thậm chí có thể bị khởi kiện ra Tòa dân sự với yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo đúng thoả thuận ban đầu của hai bên.
Đây là bài học kinh nghiệm cho chúng ta khi thực hiện các giao dịch trong cuộc sống hằng ngày:
+ Thứ nhất, khi thực hiện giao dịch dân sự phải có đầy đủ hợp đồng hoặc có văn bản thể hiện thông tin (như việc giao nhận tiền nhằm mục đích gì, thời điểm tiến hành ký kết, địa điểm thực hiện giao dịch này…),
+ Thứ hai, bạn đọc cũng nên lưu ý, vay mượn của ai thì trả cho người đó và khi trả nợ bắt buộc phải có xác nhận của bên cho vay hoặc những giấy tờ liên quan của việc vay nợ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ Luật Dân sự 2015;
– Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015;