Điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp? Các trường hợp người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp? Mức xử phạt đối với người lao động khi đã có việc làm nhưng vẫn hưởng trợ cấp bảo hiểm? Vừa đi làm vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp có sao không? Phải làm gì khi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì có việc làm?
Trong giai đoạn hiện nay, khi dịch bệnh Covid 19 vẫn đang ngày càng lan rộng, cả thế giới đang gồng mình chống chọi với vi rút này thì nền kinh tế của một số nước đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và đất nước chúng ta cũng không phải ngoại lệ. Chính vì vậy, tình trạng thất nghiệp hiện nay đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới và ở mỗi quốc gia… Bảo hiểm thất nghiệp đã góp phần giúp người lao động có thêm chi phí trang trải cuộc sống khi không có công việc.
Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận người lao động mặc dù đã tìm được công việc nhưng vẫn cố tình khai báo sai để nhận hỗ trợ này từ nhà nước, làm mất đi bản chất tốt đẹp của loại bảo hiểm này. Vậy, trong trường hợp đã có việc làm nhưng vẫn hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bị xử lí như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của
Một, chấm dứt
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
Hai, trong trường hợp người lao động đã tham gia bảo hiểm trong thời gian sau:
+ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này;
+ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
Ba, người lao động đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp đến trung tâm dịch vụ việc.
Bốn, chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Chết.
Như vậy, người lao động bắt buộc phải đáp ứng đủ ba điều kiện nêu trên thì mới được xét diện được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Để đảm bảo tối ưu quyền lợi của mình, người lao động cần cập nhật thường xuyên điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định.
2. Các trường hợp người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo các quy định của pháp luật được sửa đổi, bổ sung cho đến hiện nay thì khi người lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phải bắt buộc chấm dứt việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
Một, hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Hai, khi người lao động đã có việc làm.
Ba, khi người lao động tham gia nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an. Ngày người lao động nhập ngũ được xác định là ngày thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.
Bốn, khi người lao động được hưởng lương hưu hằng tháng. Ngày mà người lao động được xác định hưởng lương hưu là ngày đầu tiên tính hưởng lương hưu được ghi trong văn bản của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động.
Năm, sau 02 lần người lao động từ chối việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng.
Sáu, trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, 03 tháng liên tục không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định.
Bảy, người đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
Tám, bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp.
Chín, chết hoặc phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Mười, bị tòa án tuyên bố mất tích, bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù.
Lưu ý: Người lao động được xác định là có việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đã giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ đủ 03 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực theo quy định của pháp luật;
– Có quyết định tuyển dụng đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày có việc làm trong trường hợp này được xác định là ngày bắt đầu làm việc của người đó ghi trong quyết định tuyển dụng;
– Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động.
3. Mức xử phạt đối với người lao động khi đã có việc làm nhưng vẫn hưởng trợ cấp bảo hiểm
Đối với người lao động khi đã có việc làm nhưng không thông báo đến Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thì theo quy định sẽ bị xử phạt tiền. Căn cứ theo khoản 20 Điều 1 của
“20. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 như sau:
Điều 27. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp sau đây:
a) Thỏa thuận với cơ sở đào tạo nghề làm giả hồ sơ để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
c) Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động khi có biến động lao động việc làm tại đơn vị theo quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi giả mạo hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giả mạo.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động không theo đúng phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động đúng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.”
Như vậy, trong trường hợp người lao động không khai báo với Trung tâm việc làm về việc mình đã có việc làm theo đúng quy định nhằm mục đích trục lợi cho bản thân thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng về hành vi vi phạm trên và phải trả lại số tiền đã nhận. Bên cạnh đó, người vi phạm bị bắt buộc phải nộp lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền đã hưởng do hành vi vi phạm của mình gây ra.
Hiện nay, trợ cấp thất nghiệp đã phần nào giúp đỡ người lao động giảm bớt gánh nặng kinh tế trong khoảng thời gian không có việc làm. Tuy nhiên, khi không còn là đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động nên thông báo đến trung tâm việc làm, tránh trường hợp trục lợi cho bản thân mà vi phạm pháp luật.