Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập? Ý nghĩa và nội dung của quy định pháp luật về cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập?
Nguồn thu thuế từ các doanh nghiêp và cá nhân là nguồn thu chủ yếu đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển ổn định và bền vững cho ngân sách nhà nước, khi có một ngân sách nhà nước ổn định nhà nước có thể sử dụng nguồn ngân sách này vào việc phát triển và hiện hóa cở hạ tầng và nâng cao mức sống cho người dân hướng đất nước đến với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.
Vì lý do đó khi các đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế không tự nguyên nộp thuế hay có động thái trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế sẽ gây ảnh hưởng, gây tổn hại đến lợi ích nhà nước nói riêng và của toàn xã hội nói chung; cho nên cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập đối với các đối tượng không hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế sẽ tạo cơ sở vững chắc cho cho sử ổn định của ngân sách quốc gia.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Quản lý thuế 2019
– Nghị định 126/2020/NĐ – CP Quy định về một số điều của Luật Quản lý thuế 2019
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định pháp luật về cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập:
- 2 2. Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập:
- 3 3. Ý nghĩa của quy định cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập đối với nhà nước và xã hội:
- 4 4. Nội dung quy định về cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập:
- 4.1 4.1. Đối tượng áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập:
- 4.2 4.2. Xác minh thông tin về tiền lương và thu nhập:
- 4.3 4.3. Tỷ lệ khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân:
- 4.4 4.4. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế:
1. Quy định pháp luật về cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập:
Theo pháp luật Việt Nam cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập để đảm bảo nghĩa vụ nộp thuế được quy định tại Điều 130 Luật Quản lý thuế 2019 một cách khá rõ ràng và chi tiết. Cụ thể:
Điều 130. Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập
1. Biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được áp dụng đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đang làm việc theo biên chế hoặc hợp đồng từ 06 tháng trở lên hoặc đang được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức.
2. Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, trợ cấp hưu trí hoặc mất sức đối với cá nhân không thấp hơn 10% và không quá 30% tổng số tiền lương, trợ cấp hằng tháng của cá nhân đó; đối với những khoản thu nhập khác thì tỷ lệ khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế, nhưng không quá 50% tổng số thu nhập.
3. Cơ quan, tổ chức sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có các trách nhiệm sau đây:
a) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế và chuyển số tiền đã khấu trừ vào tài khoản ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước theo nội dung ghi trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế kể từ kỳ trả tiền lương hoặc thu nhập gần nhất cho đến khi khấu trừ đủ số tiền thuế nợ theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, đồng thời
b) Trong trường hợp chưa khấu trừ đủ số tiền thuế nợ theo quyết định cưỡng chế mà
c) Cơ quan, tổ chức sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Chương XV của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Ngoài ra biện pháp cưỡng chế này còn được quy định rõ ràng và cụ thể tại Điều 33 Nghị định 126/2020/NĐ – CP.
2. Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập:
Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập thực chất là một biện pháp cưỡng chế hành chính được cơ quan, người có thẩm quyền trong lĩnh vực thuế áp dụng với mục đích là cắt một phần tiền lương và thu nhập trong một tháng thu nhập của cá nhân bị áp dụng cưỡng chế do chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước để đảm bảo sự ổn định và bền vững của ngân sách nhà nước
3. Ý nghĩa của quy định cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập đối với nhà nước và xã hội:
Việc quy định rõ ràng và cụ thể quy định pháp luật về cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập có ý nghĩa vô cùng quan trọng đem lại nhiều lợi ích to lớn trong việc đảm bảo an toàn cho các hoạt động liên quan đến thuế của nhà nước hướng tới sự thượng tôn, tôn trọng và thực thi pháp luật làm cho pháp luật được thực thi hiệu quả, chính trên thực tế.
Với các quy định về các biện pháp cưỡng chế trong việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người có nghĩa vụ nộp thuế nhưng chưa hoàn thành một mặt đây sẽ là những cơ sở, căn cứ pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp mang tình ép buộc phải thi hành đối với những đối tượng vi phạm nghĩa vụ nộp thuế; Mặt khác với các quy định trên giúp bảo đảm sự ổn định và phát triển trong các hoạt động thu thuế của nhà nước tránh tình trạng hao hụt thuế để làm cơ sở vững chắc phát triển, hiện đại hóa đất nước nhằm đem đến những giá trị thiết thực đối với cuộc sống của người dân của quốc gia đó.
4. Nội dung quy định về cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập:
4.1. Đối tượng áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 125/2020/NĐ – CP Đối tượng được áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập là: Người nộp thuế là cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được hưởng tiền lương, tiền công hoặc thu nhập tại một cơ quan, tổ chức theo biên chế hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ 06 tháng trở lên hoặc được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức.
Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:
4.2. Xác minh thông tin về tiền lương và thu nhập:
Việc xác minh thông tin về tiền lương và thu nhập của cá nhân chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế sẽ được cơ quan quản lý thuế tổ chức xác minh thông tin tại cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế.
– Trường hợp cơ sở dữ liệu tại cơ quan quản lý thuế không có đầy đủ thông tin: Khi tiến hành xác minh mà nhận thấy không có đầy đủ thông tin cần thiết cho việc xác minh thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế gửi văn bản yêu cầu cá nhân bị cưỡng chế và cơ quan, tổ chức quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc xác minh thông tin cá nhân là đối tượng chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
– Về thời gian: cá nhân bị cưỡng chế, cơ quan, tổ chức quản lý tiền lương hoặc thu nhập và các cơ quan, tổ chức liên quan phải cung cấp các thông tin về tiền lương và thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế cho cơ quan quản lý thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đã cung cấp.
Trường hợp sau 03 ngày làm việc, cá nhân bị cưỡng chế, cơ quan, tổ chức quản lý tiền lương hoặc thu nhập và các cơ quan, tổ chức liên quan không cung cấp hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ thông tin theo yêu cầu của cơ quan thuế thì cơ quan quản lý thuế căn cứ vào tình hình thực tế để áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế.
4.3. Tỷ lệ khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân:
Theo quy định của pháp luật thì tỷ lệ khấu trừ tiền lương hoặc thu nhập đối với cá nhân tương ứng với số tiền đã ghi trong quyết định cưỡng chế hướng đến đảm bảo chi tiêu, sinh hoạt, duy trì đời sống cho người có nghĩa vụ nộp thuế. Theo đó
– Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, tiền công hoặc thu nhập đối với cá nhân không thấp hơn 10% và không quá 30% tổng số tiền lương, trợ cấp hàng tháng của cá nhân đó;
– Tỷ lệ khấu trừ đối với những khoản thu nhập khác thì tỷ lệ khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế, nhưng không quá 50% tổng số thu nhập.
4.4. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế:
Số tiền khấu trừ từ các cá nhân về cơ bản là một cách nộp thuế từ từ gần giống với hình thức trả góp trong mua bán hàng hóa trong quan hệ dân sự và số tiền mà cơ quan thuế nhận được từ một phần tiền lương hoặc thu nhập của người nộp thuế bị cưỡng chế sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước theo nội dung ghi trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, kể từ kỳ trả tiền lương hoặc thu nhập gần nhất cho đến khi khấu trừ đủ số tiền thuế nợ, đồng thời thông báo cho người ra quyết định cưỡng chế và người nộp thuế bị cưỡng chế biết.
Trách nhiệm khấu trừ tiền lương và thu nhất của cá nhân sẽ do cơ quan, tổ chức, người đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế khấu trừ theo nội dung ghi trong quyết định cưỡng chế và chuyển số tiền đã khấu trừ vào ngân sách nhà nước, đồng thời thông báo cho người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế biết.
Trong trường hợp chưa khấu trừ đủ số tiền thuế nợ theo quyết định cưỡng chế mà hợp đồng lao động của người nộp thuế bị cưỡng chế chấm dứt thì cơ quan, tổ chức sử dụng lao động phải thông báo cho người ra quyết định cưỡng chế biết trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
Cơ quan, tổ chức sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của người nộp thuế bị cưỡng chế cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế thì bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định.